Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Hội nghị xúc tiến đầu tư Thanh Hóa 2017: Thanh Hóa thu hút 32 dự án đầu tư với 6,1 tỷ USD
Sĩ Chức - 19/05/2017 07:20
 
Tối ngày 18/5, tại Trung tâm Hội nghị FLC TP. Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2017, quy mô cấp Quốc gia.

Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành ban trung ương, các tỉnh, thành phố trong nước, một số đại sứ các nước tại Việt Nam cùng với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ, Thanh Hóa là tỉnh có đầy đủ 3 vùng kinh tế: Trung du miền núi, đồng bằng và ven biển. các giải pháp nhằm tạo môi trường tốt nhất thu hút đầu tư.

Trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn xây dựng Miền Trung về Dự án hạ tầng KCN Lam Sơn Sao Vàng.
Trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn xây dựng Miền Trung về dự án hạ tầng KCN Lam Sơn Sao Vàng.

Trong những năm qua, để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ Đến nay, hệ thống giao thông của tỉnh bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không hết sức thuận lợi; có Cảng hàng không Thọ Xuân, Cảng nước sâu Nghi Sơn tàu 100.000 tấn có thể ra vào.

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để triển khai xây dựng tuyến đường bộ cao tốc đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa, tuyến đường bộ ven biển, các tuyến đường kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp với Cảng hàng không Thọ Xuân, Cảng nước sâu Nghi Sơn và các cửa khẩu quốc tế nối với nước bạn Lào.

Tỉnh cũng đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, đảm bảo hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước đến chân hàng rào các dự án đầu tư; riêng Khu kinh tế Nghi Sơn là khu kinh tế được đặc biệt ưu đãi về thuê đất và các chính sách thuế...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ những thế mạnh, vị trí chiến lược và vai trò của tỉnh Thanh Hóa trong hợp tác phát triển vùng, đồng thời đánh giá cao sự đổi mới và khát vọng phát triển mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

“Phát triển nhanh trên nền tảng một quy hoạch chiến lược tốt và tận dụng tối đa tiềm năng kết nối giữa Thanh Hóa với các địa phương lân cận để trở thành một cực tăng trưởng của vùng. Tập trung phát triển khu vực phía Đông giáp biển và khu vực trung tâm trước, làm bàn đạp để tỉnh phát triển và để có điều kiện hỗ trợ khu vực phía Tây phát triển theo. Phát triển khu vực phía Tây của tỉnh trở thành khu vực dự trữ sinh thái tự nhiên, tạo thế cân bằng trong định hướng phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng về quy mô kinh tế của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn khiêm tốn, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cần phải đẩy lên trên 10%/năm, lấy công nghiệp chế tác và du lịch, dịch vụ làm động lực chính kết hợp với phát triển nông nghiệp hiệu quả cao và hạ tầng kết nối giao thông thuận tiện làm đòn bẩy. Thanh Hóa sẽ trở thành cực tăng trưởng mới của vùng để đến năm 2030, quy mô kinh tế của tỉnh đạt mức 50 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD/năm.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đánh giá cao việc Thanh Hóa có bước đi đột phá, táo bạo khi kết hợp với BCG (Tập đoàn tư vấn Boston, Mỹ) để xây dựng cho mình một quy hoạch phát triển chiến lược. Trên nền tảng những gì tỉnh đang có, kết hợp những ý kiến tham gia của các chuyên gia kinh nghiệm hàng đầu thế giới, Thanh Hóa sẽ giới thiệu được với các doanh nghiệp, nhà đầu tư những cơ hội tốt, những tiềm năng và định hướng rõ ràng để quyết định những dự án đầu tư kinh doanh hiệu quả trên địa bàn, hướng tới mục tiêu doanh nghiệp mạnh, tỉnh phát triển…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhất trí với 5 trụ cột chính để Thanh Hóa phát triển, đồng thời chia sẻ thêm một số nội dung để tỉnh Thanh Hóa tham khảo trong các lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; dịch vụ y tế; nông nghiệp và phát triển hạ tầng...

“Qua Công ty tư vấn BCG, các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về môi trường đầu tư kinh doanh tại Thanh Hóa, nhận ra mình đang ở đâu trong bức tranh đó, ở đoạn nào trên con đường đến đích mà Thanh Hóa lựa chọn, để từ đó doanh nghiệp và các nhà đầu tư tự tìm ra cơ hội của chính mình, tự nắm bắt và tự khai thác cơ hội mà Thanh Hóa đem lại”, Bộ trưởng Dũng nói.

Cũng tại hội nghị, đại diện Công ty tư vấn BCG (Mỹ) báo cáo về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa thống nhất lựa chọn 5 trụ cột thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, đó là: công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp; du lịch; y tế và phát triển hạ tầng, đô thị. Đây là các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, hội tụ các điều kiện để phát triển bền vững.

Sau khi nghe các các tổ chức quốc tế, văn phòng xúc tiến thương mại; tập đoàn, doanh nghiệp trong nước phát biểu cảm nhận về vùng đất và con người Thanh Hóa, kinh nghiệm đầu tư vào tỉnh, bày tỏ mong muốn được tìm hiểu đầu tư vào Thanh Hóa

Tại hội nghị, có 32 Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư và ký biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến 135.300 tỷ đồng, tương đương 6,1 tỷ USD. Các ngân hàng cũng trao cam kết tài trợ vốn tín dụng cho các nhà đầu tư của 10 Dự án đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng, cảng biển, hạ tầng… với tổng số tiền hơn 1.500 tỷ đồng.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những tiềm năng cơ hội đầu tư sẵn có của địa phương – nơi được ví như một “nước Việt Nam thu nhỏ”. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ mong muốn Thanh Hóa phải trở thành tỉnh “kiểu mẫu” trong thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra một số thông điệp đối với tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện một số dự án như dự án cao tốc Thanh Hóa – Ninh Bình; đưa sân bay Thọ Xuân trở thành sân bay quốc tế với tinh thần “mở cửa bầu trời”; nâng cấp cảng nước sâu Nghi Sơn để đón tàu có trọng tải cao hơn;… đồng thời cam kết với các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phát biểu tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh: Với tư duy mới, tầm nhìn mới, Thanh Hóa đang quyết tâm chuyển mình mạnh mẽ để thực hiện thành công khát vọng trở thành một tỉnh phát triển nhanh, mạnh của cả nước. Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa mong muốn nhà đầu tư hãy cùng Thanh Hóa nắm bắt cơ hội, tiềm năng và thế mạnh để đồng hành phát triển; để hiện thực hóa khát vọng đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc và khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hóa: Hơn 2.000 lao động được tài trợ đào tạo tiếng Nhật miễn phí
Cuối tuần qua, dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung và đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Tập đoàn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư