Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Tham khảo kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính Hàn Quốc
Anh Hoa - 28/07/2015 14:26
 
Đoàn cán bộ tài chính, ngân hàng Việt Nam vừa có chuyến công tác Hàn Quốc nhằm tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển và giám sát thị trường tài chính.

Đoàn cán bộ tài chính, ngân hàng Việt Nam vừa có chuyến công tác Hàn Quốc theo chương trình mời của KF cùng với sự sắp xếp của ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam và Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS). Đoàn gồm 15 thành viên là cán bộ cấp cao của 5 cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBCKNN, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

Đoàn đã thăm 8 cơ quan của nước bạn gồm FSS, Sở Giao dịch Hàn Quốc (KRX), Ủy ban giám sát Tài chính (FSC), các ngân hàng, công ty chứng khoán của Hàn Quốc, được nghe và thảo luận về chế độ giám sát tài chính, nghiệp vụ của các công ty, các thành viên trong đoàn đã hiểu hơn về thị trường tài chính Hàn Quốc và tìm hiểu cơ hội để phát triển hơn nữa thị trường tài chính của Việt Nam.

Ông Nguyễn Hải Nam,Vụ trưởng Vụ Quản lý Quỹ - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
Ông Nguyễn Hải Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý Quỹ - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)

 

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Hải Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý Quỹ - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Trưởng đoàn công tác, có 3 điểm chính mà các thành viên quan tâm nhất.

Thứ nhất, Việt Nam đang xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh. Khi thăm Cơ quan Chứng khoán Mirae Asset, các thành viên đã trao đổi về vấn đề thị trường quyền chọn và tương lai của Hàn Quốc. Điều này sẽ giúp ích cho Việt Nam khi ứng dụng thị trường này.

Thứ hai, hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện ở Hàn Quốc rất phát triển. Qua đó, các thành viên sẽ nghiên cứu và đề xuất Chính phủ sớm có chính sách để phát triển mô hình này nhằm góp phần tích cực vào hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.

Thứ ba, hiện có nhiều tập đoàn tài chính Việt Nam có hình thái tương tự với công ty sở hữu tài chính Hàn Quốc. Tuy nhiên không có chế độ giám sát thích hợp. Chính phủ Việt Nam (Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia) đang chuẩn bị tạo lập chế độ giám sát tập đoàn tài chính và trong chuyến đi vừa qua, các thành viên đã có cơ hội trao đổi với các FSS, Ủy ban Giám sát Tài chính, Tập đoàn Tài chính Shinhan về chế độ giám sát, phương thức quản lý công ty trực thuộc của công ty sở hữu tài chính của Hàn Quốc.

DN Hàn Quốc giờ đang đối mặt với sự suy giảm, trong nhiều trường hợp còn suy giảm nặng hơn cả DN Nhật. Cùng  với sự cải thiện về quan hệ song phương đặc biệt là FTA Việt Nam – Hàn Quốc, không chỉ các gương mặt cũ như Lotte, CJ hay SK mà còn rất nhiều DN quy mô nhỏ trong nhiều ngành khác nhau như hóa chất, nông nghiệp, thực phẩm… đã và đang đầu tư vào Việt Nam với hình thức khác nhau. Hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đạt 39,1 tỷ USD (lũy kế đến tháng 6/2015).

Đến nay đã có 36 công ty tài chính Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam và cũng có các công ty đang tìm kiếm cơ hội đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Riêng với thị trường chứng khoán, sự tham gia của một số định chế tài chính lớn của Hàn Quốc đã tham gia mua lại công ty chứng khoán và đẩy mạnh các dịch vụ đầu tư cho các quỹ đầu tư chứng khoánn, cổ phần tư nhân. Thậm chí, các dịch vụ quản lý tài sản cho giới nhà giàu Hàn Quốc đã đa dạng các danh mục đầu tư sang Việt Nam.

Việt Nam - địa bàn trọng điểm của nhà đầu tư Hàn Quốc
Những tên tuổi lớn như Samsung, LG, Hyundai, Doosan, Posco... đang dần biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của họ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư