
-
Công ty cổ phần Dược Sơn Lâm: Mạnh tay chi “hoa hồng” để trúng thầu
-
Hải quan phát hiện hàng nghìn sản phẩm áo thun, giày thể thao là hàng giả
-
Hà Nội: Khởi tố Bí thư Đảng ủy phường Hoàng Liệt
-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường mở đợt cao điểm xử lý vật tư nông nghiệp giả
-
“Rót” hàng ngàn tỷ đồng, TP.HCM vẫn cứ mưa là ngập - Bài 1: Hệ thống cống trăm năm tuổi phải “gánh” gấp 5 lần công suất -
Hàng chục ngàn trái chủ Vạn Thịnh Phát sắp được nhận đợt 1 hơn 8.692 tỷ đồng
Chiều ngày 9/7, giải trình thêm cho các thành viên UBND TP Hà Nội tại phiên chất vấn HĐND, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP cho biết, hiện các đơn vị liên quan đang thí điểm nhiều công nghệ mới để “hồi sinh” sông Tô Lịch và các ao hồ.
“Với công nghệ mới, chúng ta đã xử lý rất hiệu quả tình trạng ô nhiễm ở các ao hồ. Nếu chất này (chế phẩm Redoxy3C) đưa xuống sông Tô Lịch mà nước “đứng” thì xử lý được như các hồ ngay”, ông Chung nói.
Theo ông Chung, vấn đề hiện nay là sông Tô Lịch vẫn là dòng chảy, nên TP đang áp dụng các công nghệ thí điểm làm sạch. Trước mắt TP Hà Nội sẽ cố gắng làm cho con sông này hết mùi.
“Vấn đề tiếp theo, TP sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Khi nhà máy hoàn thành, một phần nước thải của Đống Đa, Cấu Giấy, Hai Bà Trưng… được thu gom, xử lý”, ông Chung cho hay.
Trên dòng sông Tô Lịch hiện nay, TP Hà Nội đang thí điểm 2 công nghệ làm sạch nguồn nước (Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản và Redoxy3C của Đức). Sau hơn 2 tháng thí điểm, bước đầu các công nghệ trên cho kết quả khả quan, trong đó nước đã giảm mùi hôi, hàm lượng oxy trong nước cũng tăng lên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để giải quyết triệt để ô nhiễm thì phải tách nguồn nước thải ra khỏi dòng sông Tô Lịch. Bởi hiện nay, 2 bên bờ sông Tô Lịch có gần 300 cống lớn nhỏ, hàng ngày có khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ xuống sông.
Nhưng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá khởi công từ tháng 10/2016 (bao gồm một nhà máy có công suất 270.000 m3/ngày đêm và tuyến cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ với diện tích phục vụ khoảng 4.874 ha) với tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu đô la, đến nay gần như vẫn… dậm chân tại chỗ.
Nguyên nhân chậm tiến độ được chủ đầu tư dự án cho biết, do phải thực hiện đấu thầu lại gói 3 (xây dựng hệ thống cống bao sông Lừ). Năm 2019, dự án được bố trí vốn ODA hơn 70 tỷ đồng trong khi nhu cầu vốn cho các gói thầu 2, 3 và 4 của dự án dự kiến sẽ khởi công năm 2019 khoảng 1.000 tỷ đồng.

-
“Rót” hàng ngàn tỷ đồng, TP.HCM vẫn cứ mưa là ngập - Bài 1: Hệ thống cống trăm năm tuổi phải “gánh” gấp 5 lần công suất -
Hàng chục ngàn trái chủ Vạn Thịnh Phát sắp được nhận đợt 1 hơn 8.692 tỷ đồng -
Triệt phá hệ thống đa cấp có hơn 7.000 người Việt, 2.000 người nước ngoài tham gia -
Công ty Thảo dược Mộc Can thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng -
Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc nhận án 3 năm tù -
Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM mịt mù về đích? -
Bắt hàng nghìn sản phẩm thời trang là hàng giả và gian lận xuất xứ Việt Nam
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025