Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Đề xuất 2 phương án tăng lương hưu từ năm 2016
Trang Nguyễn - 15/09/2015 13:36
 
Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra 2 phương án tăng lương hưu từ năm 2016, theo đó có thể tăng lương với từng nhóm đối tượng, hoặc tăng đồng loạt với tất cả những người đang hưởng lương hưu.
1
Bộ LĐ-TB&XH đưa ra  2 phương án: tăng lương với từng nhóm đối tượng hoặc tăng đồng loạt với tất cả những người đang hưởng lương hưu

Cụ thể, tăng lương hưu thêm 250.000 đồng/tháng với người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 có mức dưới 2 triệu đồng/tháng; tăng 150.000 đồng/tháng với người hưởng trợ cấp mất sức lao động có mức trợ cấp dưới 2 triệu đồng/người/tháng (mức hưởng sau điều chỉnh không quá 2 triệu đồng/người/tháng). Với phương án này, sẽ có 212.999 người được điều chỉnh tăng lương hưu, với mức kinh phí thực hiện là 345,5 tỷ đồng/năm, do ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo.

Với phương án còn lại, tăng lương hưu: Thêm 250.000 đồng/tháng đối với người nghỉ hưu trước và sau tháng 4/1993 ở mức dưới 2 triệu đồng/tháng; Thêm 150.000 đồng/tháng với người hưởng trợ cấp mất sức lao động và cán bộ xã có mức trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng (sau điều chỉnh mức lương không quá 2 triệu đồng/người/tháng). Với phương án này, có tổng cộng 319.125 người được điều chỉnh tăng lương, tổng kinh phí thực hiện 586,6 tỷ đồng/năm, do NSNN đảm bảo.

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, phương án tăng lương thứ nhất thể hiện được sự quan tâm, chính sách đãi ngộ của nhà nước với người nghỉ hưu trước tháng 4/1993. Nhóm đối tượng này là những người có quá trình công tác trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ tổ quốc và thời kỳ đầu xây dựng đất nước, với nhiều khó khăn và thiệt thòi. Đồng thời, tổng kinh phí điều chỉnh phù hợp khả năng cân đối của NSNN. Tuy nhiên, nếu áp dụng đối tượng hưởng lợi sẽ có sự so sánh với người nghỉ hưu sau tháng 4/1993 đang hưởng mức lương hưu thấp (dưới 2 triệu đồng/tháng).

Về phương án 2, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH phân tích, sẽ khắc phục được han chế của phương án 1, lương người nghỉ hưu trước và sau tháng 4/1993 đều được điều chỉnh tăng thêm. Tuy nhiên, hạn chế là không đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, làm mất đi sự tương quan về mức lương hưu của người nghỉ hưu (người đóng cao và thấp, người có thời gian công tác dài và ngắn). Việc điều chỉnh đồng loạt mức lương hưu thấp sẽ tạo ra mặt bằng lương hưu tối thiểu mới với đối tượng có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trở lên. Do đó không phù hợp với quy định của Luật BHXH (lương hưu thấp nhất với người có từ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên bằng mức lương cơ sở 1,15 triệu đồng/tháng, nhưng nếu tăng mức lương hưu thấp nhất là 1,4 triệu đồng/tháng).

Theo BHXH Việt Nam, hiện cả nước có hơn 2,15 triệu người hưởng lương hưu với mức lương bình quân 3,92 triệu đồng/tháng (hơn 638.000 người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 và 1,512 triệu người nghỉ hưu sau tháng 4/1993). Trong đó, có 308.312 người hưởng lương hưu và trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng (có 2.658 người lương hưu chỉ 804 nghìn đồng/người/tháng).

“Tôi ủng hộ phương án tăng lương tối thiểu 10%”
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội bày tỏ quan điểm, vào thời điểm này, mức tăng lương tối thiểu năm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư