-
Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đóng thay là vô lý -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng
Một số cửa hàng dọc đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú, TP.HCM), đã chuẩn bị khoảng 3.000 con cá lóc nướng.
Sự nhộn nhịp của phố cá lóc nướng đều tập trung ở hầu hết các cửa hàng đã kinh doanh hàng chục năm, với 3-5 quầy nướng liên tục đỏ lửa.
Cái tên Cục bụi hay bà Năm,…trở thành quán quen của hầu hết những thực khách ưa chuộng món cá lóc nướng hay luôn duy trì tục lệ cúng cá lóc nướng vào ngày vía Thần Tài mỗi năm.
Buôn có bạn, bán có phường. Khi cá lóc nướng trở thành món khoái khẩu của nhiều người là lúc các cửa hàng đua nhau mở mới. Tuy nhiên, chỉ đến những dịp Lễ, Tết đặc biệt như vía Thần Tài, hay ông Công ông Táo,…số lượng cá bán ra mới có thể đạt đến vài nghìn con.
“Ngày thường thì bán được khoảng 50 con, còn cuối tuần thì gấp đôi. Cả năm chỉ trông đợi vào ngày vía Thần Tài vì lúc nào bếp cũng đỏ lửa, thức suốt đêm để nướng dần, cả con phố nhộn nhịp. Năm nay bán cũng lai rai, chúng tôi đã chuẩn bị cho ngày này khoảng 3.200 con để nướng liên tục”, anh T., thợ nướng tại cửa hàng cá lóc nướng Trung cho biết.
Hầu hết những nhân viên tại các hộ kinh doanh đều là thành viên trong gia đình, với nhiều thế hệ giữ nghề bán cá lóc nướng.
Họ đã quen với khoảng thời gian cần thay vỉ nướng, thêm than cho đều nhiệt, hay hình ảnh mỗi con cá đều được xiên vào một cây mía đã róc sạch vỏ. Ngoài “nhiệm vụ” giúp thợ nướng xoay cá nướng đều tay liên tục trong khoảng 30 phút, còn góp phần giúp thịt cá sau khi nướng có hương thơm và vị ngọt thanh hơn.
Cá sau khi nướng chín sẽ được rưới đều lên thân một lớp mỡ hành, trong khi đậu phộng rang sẽ được cho vào bụng cá.
Với mức giá linh hoạt từ 140.000 đồng đến 160.000 nghìn đồng mỗi con cá từ 1kg đến 1,2 kg, cùng một bịch bún, mắm nêm, và các loại rau sống.
“Giá cá sống đã tăng hơn ngày thường, khoảng 65 nghìn đồng/kg nên chúng tôi bán nhiều mức giá để khách họ lựa dễ hơn. Khách hàng là thượng đế mà. Mỗi năm chỉ có một ngày vía Thần Tài nên thức thâu đêm rồi hôm sau ngủ bù cũng không sao”, anh T vừa nói, vừa lau mồ hôi vì nướng cá không ngơi tay từ sáng mùng 9 tháng Giêng.
Theo thói quen và tục lệ, để cúng vía Thàn Tài, ngoài những lễ vật là "tam sên" gồm: thịt heo, tôm, trứng hay những thứ bắt buộc phải có trên mâm cúng như vàng mã, mâm ngũ quả thì cá lóc nướng được xem là lễ vật không thể thiếu trong dịp này.
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Luật hóa việc chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung