
-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc
-
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU
-
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
-
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh
![]() |
Các doanh nghiệp dệt may, da giày nỗ lực sản xuất kinh doanh trong bối cảnh bệnh viêm phổi cấp diễn biến phức tạp. |
Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LeFaso) vừa làm việc với các doanh nghiệp dệt may, da giày để tìm hiểu về tình hình sản xuất, kinh doanh, và tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi cấp do virus corona (Covid-19) gây ra.
Theo đó, các doanh nghiệp dệt may, da giày đã có sự chuyển hướng tìm mua nguyên liệu để không bị gián đoạn sản xuất trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây cho biết, Công ty chuyên sản xuất giầy lưu hóa, giầy thể thao, ép phun với công suất tối đa đạt 120.000 đôi/tháng. Thị trường xuất khẩu chính là châu Âu, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó, 60% xuất sang thị trường Anh.
"Việc sử dụng lao động địa phương, không có chuyên gia và người lao động người Trung Quốc giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng vì thiếu hụt lao động do dịch viêm phổi cấp, nhưng Công ty lại bị ảnh hưởng do vật tư, nguyên phụ liệu phải nhập từ Trung Quốc", ông Tùng chia sẻ.
Dù sản phẩm của Công ty Hóa Dệt Hà Tây có tỷ lệ nội địa hóa cao (đế giày 100% nguyên liệu trong nước, vật tư mũ 100% trong nước, các chi tiết trang trí cũng 100% trong nước), thế nhưng, một số vải đặc chủng (như vải dệt kẻ, vải in hoa...) thì vẫn cần nhập khẩu.
Theo tính toán của Công ty, nguyên liệu của Công ty còn đủ sản xuất đến giữa tháng 3. Việc nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc có thể tiếp tục trở lại vào giữa hoặc cuối tháng 2. Tuy nhiên, trước mắt, Công ty đã có thêm một số đơn hàng, trong đó, có đơn hàng từ đối tác Hàn Quốc, sử dụng 100% nguyên liệu trong nước. Do đó, khó khăn trong giai đoạn ngắn sắp tới sẽ được giảm nhẹ.
Cùng chung cảnh với Hóa Dệt Hà Tây, Công ty Eurolink chuyên cung cấp các mặt hàng may mặc và đồ da cao cấp như: cặp da nam (dòng cặp cứng và cặp mềm); bóp tay nam; ví nam đa dụng; dây lưng cao cấp; túi xách nữ, bóp tay nữ, ví nữ cao cấp cũng không dư dả về nguyên liệu.
Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty Eurolink thông tin, mục tiêu tăng trưởng 120% doanh thu so với năm 2019 sẽ khó hơn vì dịch Covid-19. Hiện, tình hình sản xuất kinh doanh của quý I/2020 đang gặp khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu. Các kế hoạch của Nhà máy tham gia các chương trình triển lãm phục vụ cho việc phát triển giai đoạn 2020 - 2025, các hội chợ kết nối giao thương... cũng bị ảnh hưởng. Do đó, Công ty sẽ điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch để phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Cùng với đó, Công ty Eurolink cũng tìm hiểu về vật tư, nguyên phụ liệu từ các thị trường như Ấn Độ, châu Âu để đảm bảo nguồn cung, duy trì sản xuất, không để sụt giảm xuất khẩu cho khách hàng.

-
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh -
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba -
Bài học từ sự thất bại của start-up Vua Cua -
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ -
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới -
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort