Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh trình độ Thạc sĩ đợt 1 năm 2019
P.V - 17/12/2018 15:15
 
Học viện Chính sách và Phát triển thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ đợt 1 năm 2019 các chuyên ngành: - Chuyên ngành Chính sách công, Mã số: 8340402; Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Mã số: 8340201; Chuyên ngành Quy hoạch phát triển, Mã số: 8310105.

Học viện Chính sách và Phát triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tham mưu và xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô cho Chính phủ, đồng thời cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức khác.

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Qui chế đào tạo trình độ Thạc sĩ”;

Căn cứ vào quy định đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Học viện Chính sách và Phát triển được ban hành theo Quyết định số 691 /QĐ-HVCSPT ngày13 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Học viện;

Học viện Chính sách và Phát triển thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ đợt 1 năm 2019 các chuyên ngành:

- Chuyên ngành Chính sách công, Mã số: 8340402

- Chuyên ngành Tài chínhNgân hàng, Mã số: 8340201

- Chuyên ngành Quy hoạch phát triển, Mã số: 8310105

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Học viện Chính sách và phát triển tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ  theo 02 định hướng: định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng

1.1. Đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu: nhằm cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học; có khả năng thực hiện công việc trong nghiên cứu, giảng dạy, phân tích, đánh giá, tư vấn và hoạch định chính sách.

1.2. Đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng: giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp; phát huy hiệu quả kiến thức thuộc chuyên ngành vào công việc cụ thể, phù hợp với công việc thực tế tại đơn vị.

2. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO:

2.1 Chỉ tiêu tuyển sinh: 90 học viên cho các chuyên ngành, cụ thể :

- Chuyên ngành Chính sách công: 30

- Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng: 30

- Chuyên ngành Quy hoạch phát triển: 30   

2.2 Thời gian đào tạo: 1,5 - 02 năm (trong và ngoài giờ hành chính)

3. ĐIỀU KIỆN DỰ THI:

 3.1. Điều kiện về văn bằng:

Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ  phải có một trong các điều kiện sau đây:

Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành dự thi;

Đã tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi và đã học bổ sung kiến thức của chương trình đại học tại Học viện;

(Quy định về ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành dự thi và Danh mục các môn học bổ sung kiến thức ngành theo Phụ lục 01, Phụ lục 02 đính kèm).

Chuyên ngành Tài chính – Ngân hang và Quy hoạch phát triển không tuyển sinh người tốt nghiệp đại học ngành khác với ngành/chuyên ngành dự thi.

Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

3.2. Điều kiện về thâm niên công tác:

Người tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

Người tốt nghiệp đại học ngành khác với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi phải có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng ký dự thi.

 3.3  Có lý lịch bản thân rõ ràng (không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự).

 3.4 Có đủ sức khoẻ để học tập.

 3.5 Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo qui định của Học viện.

4. CÁC MÔN THI TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN:

4.1 Các môn thi tuyển, gồm 03 môn:

- Môn cơ sở: Kinh tế học, bao gồm: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô (Thời gian làm bài 180 phút).

- Môn chủ chốt của chuyên ngành:

+ Đối với chuyên ngành Chính sách công: Những vấn đề cơ bản về Chính sách công (Thời gian làm bài 180 phút).

+ Đối với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng: Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ (Thời gian làm bài 180 phút).

+ Đối với chuyên ngành Quy hoạch phát triển: Những vấn đề cơ bản về Quy hoạch phát triển (Thời gian làm bài 180 phút).

- Môn Tiếng Anh (Theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành- Thời gian làm bài 120 phút).

Các trường hợp sau được miễn thi môn tiếng Anh:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ học tập là tiếng Anh, được công nhận văn bằng theo qui định hiện hành.

+ Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh.

+ Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh bậc 3/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong thời hạn 02 năm tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ tuyển sinh.  

4.2 Điều kiện trúng tuyển:

        Sau khi cộng điểm ưu tiên (nếu có) thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên mỗi môn thi theo thang điểm 10 hai môn: môn cơ sở (Kinh tế học) và môn chủ chốt của chuyên ngành; môn tiếng Anh đạt 50 điểm trở lên theo thang điểm 100 mới đủ điều kiện xét trúng tuyển.

      Điểm trúng tuyển lấy từ cao xuống thấp trên cơ sở tổng điểm của hai môn: Kinh tế học và môn chủ chốt của chuyên ngành trong chỉ tiêu tuyển sinh của chuyên ngành.

Nếu tổng điểm của các thí sinh bằng nhau thì xét đến ưu tiên theo thứ tự:

- Thí sinh là nữ;

- Người có điểm cao hơn các môn theo thứ tự: Môn chủ chốt của chuyên ngành, Môn kinh tế học; Môn Tiếng Anh (người được miễn thi hoặc có điểm thi cao hơn).

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN:

5.1 Các đối tượng ưu tiên:

- Người có thời gian công tác 02 năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được qui định là Khu vực I trong Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành. Trong trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái của cơ quan tổ chức có thẩm quyền;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Con liệt sĩ;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động;

- Người thuộc dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 02 năm trở lên ở địa phương được qui định là Khu vực I trong Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành;

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.

5.2. Chính sách ưu tiên:

      - Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 01 (một) điểm vào kết quả điểm thi (thang điểm 10) cho môn chủ chốt của chuyên ngành hoặc Kinh tế học và 10 điểm cho môn tiếng Anh (thang điểm 100).

- Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

6. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC VÀ ÔN TẬP:

6.1. Học bổ sung kiến thức

- Thí sinh phải hoàn thành học và thi các môn bổ sung kiến thức (BSKT) trước khi dự thi theo quy định tại Mục 3.

- Thời gian đăng ký học từ ngày 15/11/2018 - 25/12/2018.

- Thời gian tổ chức học và thi các môn từ ngày 01/01/2019 - 01/03/2019.

6.2. Ôn tập

- Các lớp ôn tập phục vụ cho kỳ tuyển sinh bao gồm: Kinh tế học, Những vấn đề cơ bản về Chính sách công, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Những vấn đề cơ bản về Quy hoạch phát triển.  

- Thời gian đăng ký ôn tập từ: 15/11/2018 - 25/12/2018.

- Thời gian tổ chức học ôn thi từ ngày 01/01/2019 - 01/03/2019.

7. HỒ SƠ, KINH PHÍ TUYỂN SINH:

- Thời gian phát hành: Từ ngày 15/11/2018 - 25/12/2018.

- Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01/12/2018 - 31/12/2018.

- Các giấy tờ cần nộp trong Hồ sơ tuyển sinh: Theo Phụ lục 03 (đính kèm).  

- Kinh phí:

+ Lệ phí đăng ký dự thi: 50.000 đồng/hồ sơ.

+ Lệ phí thi tuyển sinh: 450.000 đồng/thí sinh.

8. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI TUYỂN:

8.1. Thời gian tổ chức thi:

- Kỳ thi tuyển sinh trình độ Thạc sỹ dự kiến tổ chức vào tháng 3/2019. Lịch cụ thể sẽ được thông báo tại các Bảng tin và trên website của Học viện Chính sách và Phát triển.

- Giấy báo dự thi và giấy báo nhập học (nếu trúng tuyển) sẽ được gửi cho thí sinh thông qua địa chỉ trên phong bì nộp kèm hồ sơ và thông báo trên website của Học viện Chính sách và Phát triển.

8.2. Địa điểm thi tuyển:

Học viện Chính sách và Phát triển,

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 8B Phố Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.

9. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

Học viện Chính sách và Phát triển,

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 7 (8B cũ) Phố Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 04 37957368

Mobile: 01.222.555.669 (Mr. Hùng), 0988.922.306 (Ms. Đông)

Fax: 04 37475219

Website: www.apd.edu.vn;

Email:[email protected];

(*) Ghi chú: Thí sinh đăng ký học bổ sung kiến thức, ôn thi, phát hành hồ sơ và nộp Hồ sơ tuyển sinh trực tiếp tại Phòng Quản lý đào tạo (Phòng 601) hoặc đăng ký trực tuyến tại website: www.apd.edu.vn

Phụ lục 1:

QUY ĐỊNH VỀ NGÀNH ĐÚNG, PHÙ HỢP, NGÀNH GẦN VÀ NGÀNH KHÁC VỚI NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐĂNG KÝ DỰ THI

Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ khi  tên ngành, chuyên ngành tốt nghiệp trùng tên với chuyên ngành đăng ký dự thi hoặc nội dung chương trình đào tạo đại học khác nhau dưới 10% so với chương trình đào tạo đại học chuyên ngành tương ứng của Học viện Chính sách và Phát triển.

Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành gần với chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ khi cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo Việt Nam cấp III (trừ ngành đã được xác định là ngành đúng, ngành phù hợp nêu trên) hoặc nội dung chương trình đào tạo đại học (khối kiến thức ngành) khác nhau từ 10% đến 40% so với chương trình đào tạo đại học của chuyên ngành tương ứng tại Học viện Chính sách và Phát triển.

Danh mục ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, cụ thể như sau:

TT Chuyên ngành                      đào tạo thạc sĩ Danh mục ngành gần với chuyên                     ngành đăng ký dự thi
1 Chuyên  ngành Chính sách công Ngành Kinh tế, Quản trị doanh nghiệp, Kinh tế quốc tế, Tài chính – Ngân hàng, Quản lý Nhà nước của Học viện Chính sách và Phát triển; Ngành Quản lý Nhà nước; Ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học; Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; Kế toán – Kiểm toán; Quản trị - Quản lý.
2 Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng Ngành Kinh tế, Quản trị doanh nghiệp, Kinh tế quốc tế, Quản lý Nhà nước, Chính sách công của Học viện Chính sách và Phát triển; Ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học; Kinh doanh; Bảo hiểm; Kế toán – Kiểm toán; Quản trị - Quản lý.
3 Chuyên ngành Quy hoạch phát triển Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Du lịch, Khách sạn, nhà hàng, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Tài chính - ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Địa lý học, Địa lý tự nhiên, Khoa học môi trường, Khai thác vận tải, Kinh tế vận tải, Khoa học hàng hải,Khoa học chính trị, Xã hội học và Nhân học, Khu vực học, Báo chí và truyền thông, Luật, Toán học, Thống kê, Kiến trúc và quy hoạch, Xây dựng, Quản lý xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công tác xã hội, Dịch vụ xã hội, Quản lý tài nguyên và môi trường

Ghi chú: Việc xác định ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi căn cứ Bảng điểm tốt nghiệp đại học của thí sinh và chương trình đào tạo trình độ đại học của Học viện Chính sách và Phát triển.

Ngành khác: Ngoài các ngành đúng, phù hợp, ngành gần ở trên và có thời lượng chương trình đào tạo đại học (khối kiến thức ngành) khác nhau trên 40% so với chương trình đào tạo đại học của chuyên ngành tương ứng tại Học viện Chính sách và Phát triển.

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC CÁC MÔN HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC

Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Chính sách công

Người dự thi tốt nghiệp ngành gần với ngành, chuyên ngành Chính sách công cần bổ sung kiến thức 5 môn (11 tín chỉ), bao gồm các học phần:

STT Môn học Số tín chỉ
1 Chính sách công 3
2 Kinh tế công cộng 2
3 Chính sách xã hội 2
4 Chính sách kinh tế 2
5 Chính sách nhân lực 2
  Tổng cộng: 11

        Người dự thi tốt nghiệp ngành, chuyên ngành khác với chuyên ngành Chính sách công phải học bổ sung kiến thức 9 môn (21 tín chỉ), bao gồm các học phần:

STT Môn học Số tín chỉ
1 Kinh tế vi mô 3
2 Kinh tế vĩ mô 3
3 Kinh tế công cộng 2
4 Chính sách công 3
5 Quản lý khu vực công 2
6 Quản lý tài chính công 2
7 Chính chính sách xã hội 2
8 Chính sách kinh tế 2
9 Chính sách nhân lực 2
  Tổng cộng: 21



  1. Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng

Người tốt nghiệp đại học ngành, chuyên ngành gần với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng phải học bổ sung kiến thức 5 môn (11 tín chỉ), bao gồm:

STT Môn học Số tín chỉ
1 Nguyên lý kế toán 2
2 Lý thuyết Tài chính – tiền tệ 3
3 Quản lý Tài chính công 2
4 Tài chính doanh nghiệp 2
5 Quản trị ngân hàng thương mại 2

Tổng cộng: 11

Ghi chú:

+ Tùy vào các ngành, chuyên ngành cụ thể học ở bậc học Đại học mà thí sinh có thể được miễn học các học phần chuyển đổi nếu các học phần ở trên đã trùng với học phần có trong bảng điểm Đại học.

+ Việc học bổ sung kiến thức đại học phải hoàn thành trước khi dự thi.  

Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Quy hoạch phát triển

Người tốt nghiệp đại học ngành, chuyên ngành gần với chuyên ngành Quy hoạch phát triển phải học bổ sung kiến thức 5 môn (15 tín chỉ), bao gồm:

STT Môn học Số tín chỉ
1 Những vấn đề cơ bản về Quy hoạch phát triển 3
2 Tổ chức lãnh thổ kinh tế 2
3 Kinh tế phát triển 3
4 Kinh tế môi trường 2
5 Địa lí kinh tế 2

Tổng cộng: 12

Ghi chú:

+ Tùy vào các ngành, chuyên ngành cụ thể học ở bậc học Đại học mà thí sinh có thể được miễn học các học phần chuyển đổi nếu các học phần ở trên đã trùng với học phần có trong bảng điểm Đại học.

+ Việc học bổ sung kiến thức đại học phải hoàn thành trước khi dự thi.  

PHỤ LỤC 03:

DANH MỤC HỒ SƠ TUYỂN SINH

Danh mục Hồ sơ tuyển sinh bao gồm các văn bản sau:

1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu);

2. Công văn cử cán bộ đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan (nếu có);

3. Sơ yếu lý lịch tự thuật (theo mẫu).

4. Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm đại học.

5. Bản sao Quyết định tuyển dụng/Bổ nhiệm/Hợp đồng lao động để xác nhận thâm niên công tác (nếu có).

6. Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên (nếu có).

7. Ảnh (2 ảnh 3x4, 4 ảnh 4x6)

8. Phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận.

(*) Ghi chú:

- Danh mục Hồ sơ trên thí sinh có thể tải từ website của Học viện: www.apd.edu.vn

- Thí sinh nộp Hồ sơ dự thi trực tuyến chỉ cần đính kèm Phiếu đăng ký dự thi, Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm đại học (bản scan).

- Bản gốc của Hồ sơ dự thi thí sinh nộp trực tiếp tại Phòng Quản lý đào tạo trước khi dự thi.

Học viện Chính sách và Phát triển đạt Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Đại học
Ngày 4/7, tại Hà Nội, Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư