Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Vụ xe đâm học sinh gãy chân: 18 giáo viên đồng loạt phản đối ban giám hiệu
Mỹ Hà (Dân Trí) - 18/02/2017 23:26
 
Sau khi 3 giáo viên đứng lên phản đối một số điểm sai sự thật của ban giám hiệu Trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) cung cấp với báo chí trước đó về tai nạn của cháu Trần Chí Kiên, hôm nay, 18 giáo viên tiếp tục gửi “Thư bày tỏ”. Trong đó, các giáo viên đưa ra 4 điểm chưa đúng sự thật xung quanh sự việc.

4 điểm chưa đúng sự thật

Theo “Thư bày tỏ” mà 18 giáo viên gửi đến các cơ quan báo chí về vụ việc cháu Trần Chí Kiên ngã gãy chân trong sân trường, điểm đầu tiên, trước khi lấy khảo sát học sinh, đồng chí Nguyễn Thị Hương, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã phổ biến với học sinh mục đích của việc khảo sát nhằm phục vụ báo cáo về an toàn trường học và thanh tra của sở.

Thứ hai, trước khi nhận được chỉ đạo của BGH về việc làm phiếu khảo sát, các giáo viên này không biết gì về vụ tai nạn của cháu Trần Chí Kiên - học sinh lớp 2A4. Trong phiếu khảo sát, giáo viên xác nhận không nhìn thấy học sinh bị tai nạn và không thấy ô tô vào trường. Việc gửi báo cáo này lên cấp trên và với báo chí ra sao, giáo viên không được rõ. Như vậy, việc phản ảnh 100% giáo viên trong trường nhất trí với hiện tượng không có xe taxi chở cô Hiệu trưởng và Hiệu phó gây tai nạn cho học sinh là không đúng sự thật.


Cháu Trần Chí Kiên và những đau đớn về thể xác trong những ngày ở bệnh viện (ảnh gia đình cung cấp)

Cháu Trần Chí Kiên và những đau đớn về thể xác trong những ngày ở bệnh viện (ảnh gia đình cung cấp)

Thứ 3, cũng theo 18 giáo viên này, về bản “Báo cáo sự việc cần xem xét” gửi cơ quan báo chí nhân danh là tập thể cán bộ giáo viên nhà trường là không đúng, bởi sự thực là chỉ có 3 người ký vào tài liệu đó, gồm hiệu trưởng, hiệu phó và chủ tịch công đoàn trường. Các giáo viên đều khẳng định, họ không hề biết đến nội dung trong bản báo cáo.

Thứ 4, theo một Đảng viên, có hiện tượng Đảng viên bị lôi kéo yêu cầu viết đơn xin ra khỏi Đảng và viết tâm thư để kêu oan cho Hiệu trưởng.

“Những việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý giáo viên, phụ huynh và học sinh. Ảnh hưởng đến chất lượng dạy học vì thế rất mong cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc để ổn định tâm lý cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và trả lại sự bình yên cho ngôi trường”, trích thư bày tỏ của 18 giáo viên trường tiểu học Nam Trung Yên.

Giáo viên được vận động viết đơn xin giữ hiệu trưởng ở lại?

Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thanh Tú, cô Vũ Thị Mừng và cô Trần Thị Thu Nhung cho biết, cô Nhung là chủ nhiệm lớp của cháu Kiên nhưng lại là người được biết sau cùng về sự việc.

Cô Vũ Thị Mừng, giáo viên lớp 3 của trường cho biết, từ khi sự việc xảy ra cho tới nay, chưa có bất cứ cuộc gặp nào giữa toàn thể giáo viên và ban giám hiệu mà ban giám hiệu chỉ gặp những người "thân thiết".

Phiếu khảo sát được nhà trường thực hiện sau khi vụ tai nạn xảy ra (ảnh: Mỹ Hà)
Phiếu khảo sát được nhà trường thực hiện sau khi vụ tai nạn xảy ra (ảnh: Mỹ Hà)

Theo các cô giáo, vào 6/2, sau khi Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo xem xét đình chỉ chức vụ của cô hiệu trưởng Trường TH Nam Trung Yên trong lúc cơ quan chức năng điều tra làm rõ sự việc thì có việc cô Hương hiệu phó, cùng một số người đi vận động một số giáo viên khác kí vào thư ngỏ xin minh oan và giữ lại cô Hiệu trưởng. Số người được “vận động” này, theo các cô giáo cho biết, có khoảng 20 giáo viên "thân tín” theo cô hiệu trưởng, còn nhóm không theo thì không được gọi đến.

"Sự việc xảy ra khiến chúng tôi rất buồn, nhiều giáo viên không tự tin đến trường vì cảm thấy như danh dự của mình bị hạ thấp trong môi trường giáo dục. Với lương tâm của một nhà giáo, chúng tôi không thể khoanh tay ngồi nhìn. Đây không chỉ danh dự của cá nhân mà cả trường bị ảnh hưởng khiến chúng tôi rất xấu hổ. Vì thế, tôi rất mong sự thật này được làm rõ để có môi trường trong sạch. Chúng tôi rất muốn có một cuộc làm việc công khai giữa lãnh đạo nhà trường với toàn thể giáo viên. Chúng tôi vẫn sẵn sàng trình bày sự thật như hôm nay đã lên tiếng với báo chí", cô Mừng nói.

Trước sự việc này, chiều 17/2, nhiều cơ quan báo chí đã tới Trường tiểu học Nam Trung Yên đặt vấn đề làm việc về những phản ánh của các giáo viên trong trường tuy nhiên bảo vệ không đồng ý để phóng viên vào trường với lý do ban giám hiệu không có mặt tại trường.

Vụ học sinh gãy chân: Điều tiếng để lại còn nặng nề
Câu chuyện HS lớp 4 trường Tiểu học Nam Trung Yên va chạm với ô tô trong sân trường bị gãy xương đùi đang xuất hiện nhiều tình tiết mới, tiền...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư