
-
Vàng quốc tế tăng, giá vàng SJC quay đầu giảm sau kỳ nghỉ lễ dài ngày
-
Cầu đầu tư vàng của Việt Nam trong quý I/2025 tăng 46% so với quý IV/2024
-
Thanh toán qua QR code tăng gần 200% về giá trị, nhu cầu rút tiền mặt giảm mạnh
-
Ngân hàng Nhà nước: Đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số (CBDC), không cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào
-
Home Credit trợ lực người tiêu dùng dịp cao điểm tiêu dùng mùa hè -
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng
Nhà nghiên cứu Tom Corley quan tâm tới sự khác biệt về thói quen giữa những người giàu và người nghèo. Ông đã nghiên cứu cả hai nhóm trong 5 năm và đưa ra các kết luận thú vị. Dưới đây là đúc kết của chuyên gia về 10 điều bạn nên thay đổi nếu muốn giàu có hơn, theo Bright Side:
Không gặp gỡ người mới
Gần 2/3 số người giàu nói rằng họ thích gặp gỡ những người mới. Chỉ 11% số người nghèo có suy nghĩ này. Hầu hết những người đạt tới sự ổn định về tài chính đều nỗ lực hết sức để tạo được ấn tượng tốt về mình và giữ vững nó. Họ không quên chúc mừng những người mới quen (và cả các mối quan hệ cũ) vào các kỳ nghỉ lễ và ngày quan trọng.
Tin vào số phận
Bạn có thể tin vào may mắn hay số phận trong một số trường hợp ít ỏi nhưng khi nói tới những việc thực sự quan trọng, người giàu nghĩ rằng họ mới quyết định đường đời của mình. Và 90% người nghèo đổ lỗi cho số phận hay các yếu tố không thể kiểm soát về sự túng thiếu của mình. Để cải thiện tình hình tài chính, họ đầu tư tiền vào sự mê tín và vé số thay vì vào giáo dục, đào tạo bản thân.
Ghét công việc của mình
"Tôi yêu công việc mình làm" - là điều 85% người thành công về tài chính nói. Những người nghèo nhìn thấy nhiều điều tiêu cực hơn trong công việc của họ. Với thái độ như vậy, bạn sẽ khó tăng thu nhập. Nếu bạn không thích công việc mình đang làm thì nên thay đổi chứ không phải phàn nàn.
Không chú ý tới sức khỏe
Người giàu dành nhiều thời gian cho sức khỏe. Điều này bao gồm đi khám định kỳ, có lối sống lành mạnh, chơi thể thao, chế độ ăn cân bằng và từ bỏ các thói quen xấu. Trong số những người có thu nhập thấp, chỉ 13% thấy có mối liên hệ giữa sức khỏe tốt và sự thành công.
Không chấp nhận mạo hiểm
Chỉ 6% người nghèo đồng ý rằng chấp nhận mạo hiểm sẽ cải thiện tình trạng tài chính của họ, trong khi con số này ở người giàu là hơn 50%. Ngoài ra, nhiều người giàu nhấn mạnh rằng ít nhất một lần trong đời việc mạo hiểm dẫn họ tới thất bại lớn nhưng họ sẽ cố gắng vượt qua và tiếp tục dấn thân thay vì dậm chân tại chỗ.
Xem các chương trình truyền hình thực tế
Gần 80% những người nghèo thích các chương trình khai thác đời tư của người khác, trong khi chỉ 6% người giàu có sở thích này. Hơn nữa, những người giàu không thích xem TV nhiều và phần lớn họ chỉ xem dưới một tiếng mỗi ngày. Điều này tương tự với internet: Người thành công dành dưới một giờ lướt mạng trừ phi điều đó phục vụ cho công việc.
Không đọc nhiều
"Không đọc nghĩa là không nghĩ", Dostoyevsky từng nói. 88% người giàu đồng ý với điều này. Họ đọc sách về phát triển bản thân, trau dồi kiến thức nghề nghiệp, văn học lịch sử khoảng 30 phút mỗi ngày. Chỉ 2% người nghèo dành nhiều thời gian như vậy để đọc.
Dậy muộn
Hơn một nửa số doanh nhân có thu nhập cao thức dậy ít nhất trước 3 tiếng so với giờ làm việc, tức là khoảng 5h sáng. Họ dành thời gian này để lên kế hoạch cho việc cần làm, thực hiện các dự án cá nhân (nếu họ làm việc cho công ty lớn) và chơi thể thao.
Nhiều người thành công dành 10-15 phút để thiền hay đơn giản là suy nghĩ trong tĩnh lặng. Thức dậy sớm không có nghĩa là ngủ ít. 89% những người giàu có ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm và họ lên giường vào thời gian được các nhà khoa học khuyến nghị là 9-10 giờ đêm.
Giao du với người tiêu cực
96% những người có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu quen biết với những kẻ thích buôn chuyện hoặc phàn nàn về cuộc sống của mình. Người thành công giao tiếp với những người truyền cảm hứng cho họ làm điều gì đó. Bạn có thể dễ dàng tăng con số những người như vậy quanh mình bằng cách đi thăm các sự kiện văn hóa, tham gia việc tình nguyện hay trở thành thành viên của một tổ chức phi chính phủ.
Tiêu hoang
Hầu hết người nghèo chi nhiều hơn mức kiếm được. Nhiều người mua xe, điện thoại đắt tiền và những thứ khác bằng thẻ tín dụng mặc dù không đủ khả năng và không thực sự cần. Người giàu có thường phân phối thu nhập theo tỷ lệ:
20%: Tài khoản tiết kiệm
25%: Trả góp mua nhà
15%: Thực phẩm
10%: Giải trí
5%: Dịch vụ xe hơi hay chi phí di chuyển
Phần còn lại của số tiền được chi tiêu cho những thứ không thường trực như quần áo, thuốc men và giáo dục.

-
Vàng quốc tế tăng, giá vàng SJC quay đầu giảm sau kỳ nghỉ lễ dài ngày
-
Cầu đầu tư vàng của Việt Nam trong quý I/2025 tăng 46% so với quý IV/2024
-
Thanh toán qua QR code tăng gần 200% về giá trị, nhu cầu rút tiền mặt giảm mạnh
-
Lãi suất sẽ chịu sức ép do tiền gửi đang bị cạnh tranh bởi chứng khoán, bất động sản
-
Kiểm soát sở hữu chéo vẫn khó do "đứng tên hộ", nhiều DNNN chưa chịu thoái vốn khỏi ngân hàng -
Ngân hàng Nhà nước: Đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số (CBDC), không cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào -
Chênh lệch giá vàng cao kỷ lục: Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ 3 nguyên nhân -
Dịch vụ liên quan đến tài sản mã hóa sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện -
Home Credit trợ lực người tiêu dùng dịp cao điểm tiêu dùng mùa hè -
Ngân hàng đua công nghệ, giảm nhân sự để giảm chi phí -
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc