
-
Tổng giám đốc WHO: Giai đoạn khẩn cấp toàn cầu của dịch Covid-19 chưa kết thúc
-
Tin mới về y tế ngày 28/1: Hơn 19.400 ca phẫu thuật được thực hiện trong dịp Tết; Đảm bảo y tế phục vụ các sự kiện tiêu biểu trên địa bàn thủ đô
-
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán
-
Lời khuyên dinh dưỡng giúp giảm cân, giữ sức khỏe, hạn chế bệnh tật
-
Kiểm soát chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh -
Tin mới về y tế ngày 25/1: Tăng số ca khám, cấp cứu do pháo nổ
Ngày 20/6, 21 quận, huyện, TP. Thủ Đức của TP.HCM đã được Bộ Y tế tập huấn trực tuyến về phương án phòng, chống dịch trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
![]() |
Dự kiến bắt đầu từ thứ hai (21/6) 100 đoàn kiểm tra của TP.HCM sẽ bắt đầu công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác phòng chống dịch tại các khu công nghiệp. |
Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh đòi hỏi công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phải hết sức quyết liệt, đặc biệt tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu doanh nghiệp nào không triển khai được các biện pháp phòng, chống dịch triệt để, doanh nghiệp không quan tâm và người lao động không thực hiện thì dịch bệnh sẽ bùng phát, không chỉ một vài ca bệnh mà hàng loạt ca bệnh ở các công xưởng. Dịch bệnh không chỉ lây lan trong một công ty mà có thể lây lan các công ty khác có liên quan.
TP.HCM có rất nhiều khu công nghiệp, nếu không có biện pháp dự phòng, thì nguy cơ “vỡ trận” tại đây là rất lớn. Không chỉ ngưng trệ sản xuất, ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế, nguồn thu của doanh nghiệp và tình hình kinh tế của thành phố, số lượng ca bệnh lớn sẽ dẫn đến quá tải khối điều trị.
Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã đề nghị UBND TP.HCM tổ chức 100 đoàn kiểm tra, đánh giá tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhằm giám sát, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Dự kiến bắt đầu từ thứ hai (21/6) 100 đoàn kiểm tra sẽ bắt đầu công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá.
Do tình hình phức tạp của dịch bệnh, công tác kiểm tra đánh giá của 100 đoàn kiểm tra này sẽ gấp rút thực hiện. Trong vòng 3 - 5 ngày, các đoàn phải đánh giá và hướng dẫn cho các doanh nghiệp có quy mô trên 200 công nhân (khoảng hơn 2.000 cơ sở).
Đối với những cơ sở vẫn còn những tồn tại phải tự khắc phục. Đoàn sẽ tái kiểm tra trong vòng 1 tuần. Những doanh nghiệp có nguy cơ cao, nếu không khắc phục được các nguy cơ phải yêu cầu tạm dừng hoạt động.
Không dừng lại ở kiểm tra 2 lần, đoàn có thể kiểm tra nhiều lần để giám sát doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phòng chống, dịch. Chặn trước nguy cơ, phòng, chống dịch trong doanh nghiệp, tránh tình huống hàng loạt ca bệnh trong khu công nghiệp. Trong quá trình kiểm tra, các đoàn sẽ thực hiện đánh giá dựa trên bảng điểm.
Theo ông Nguyễn Đình Trung, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, từ tháng 5/2021 Ban Quản lý Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đã triển khai hệ thống đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 trực tuyến dành cho doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp có thể chủ động tự đánh giá trước, việc này giúp các doanh nghiệp chủ động có những phương án ứng phó với dịch bệnh, kịp thời khắc phục những hạn chế. Qua thực tế kiểm tra, đoàn sẽ có những đánh giá lại và đề nghị với doanh nghiệp điều chỉnh, khắc phục tồn tại.
Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM rất phức tạp với số ca mắc tăng nhanh và xuất hiện nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết làn sóng dịch Covid-19 lần 4 tại TP.HCM khó kiểm soát hơn so với các đợt bùng phát trước đó.
Về ca bệnh trên phạm vi cả nước, trong bản tin cuối ngày, Bộ Y tế công bố thêm 94 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (57), Bắc Giang (23), Đà Nẵng (9), Bắc Ninh (3), Nghệ An (2).
Đà Nẵng, 7 ca là F1, 2 trường hợp trong khu vực phong tỏa. Bắc Giang: 23 ca mắc được phát hiện trong khu cách ly và khu vực đã phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.
Bắc Ninh, các ca mắc mới liên quan khu công nghiệp Quế Võ (1), Khắc Niệm (1). Ngoài ra, một trường hợp là F1, đã được cách ly. Nghệ An: 2 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
TP.HCM, 36 ca là các trường hợp F1, đã được cách ly. 6 bệnh nhân liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, 4 ca liên quan điểm thu phế liệu Đề Thám - Quận 1, 11 trường hợp đang được điều tra dịch tễ.
Như vậy, trong ngày 20/6, Việt Nam có 300 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (137), Bắc Giang (96), Đà Nẵng (27), Bắc Ninh (19), Bình Dương (13), Nghệ An (5), Hà Tĩnh (1), Quảng Nam (1), An Giang (1); trong đó 281 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Bộ Y tế cũng cho hay trong ngày, 175 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19. 21 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.
Ca tử vong thứ 65 là bệnh nhân 4391, nam, 53 tuổi, có địa chỉ ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Người này có tiền sử u lympho không Hodgkin từ tháng 9/2020, đã điều trị hóa chất 9 đợt, cao huyết áp.
Bệnh nhân tử vong vào 5h25 ngày 19/6. Ông được chẩn đoán nguyên nhân tử vong là sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi ARDS, Covid-19 trên bệnh nhân mắc U lympho không Hodgkin kháng trị, tăng huyết áp, suy thận.
Ca tử vong thứ 66 là bệnh nhân 6043, nam, 80 tuổi, có địa chỉ ở Ninh Xá, TP Bắc Ninh. Người này có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm, suy thận độ II và hen phế quản điều trị thường xuyên.
Bệnh nhân tử vong lúc 18h42 ngày 19/6. Các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân tử vong là suy đa tạng - viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2 trên bệnh nhân suy thận, tăng huyết áp, suy tim, hen phế quản.

-
Tổng giám đốc WHO: Giai đoạn khẩn cấp toàn cầu của dịch Covid-19 chưa kết thúc
-
Tin mới về y tế ngày 28/1: Hơn 19.400 ca phẫu thuật được thực hiện trong dịp Tết; Đảm bảo y tế phục vụ các sự kiện tiêu biểu trên địa bàn thủ đô
-
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán
-
Tin mới về y tế ngày 27/1: Dịch bệnh được kiểm soát trong tuần nghỉ Tết Quý Mão 2023
-
Lời khuyên dinh dưỡng giúp giảm cân, giữ sức khỏe, hạn chế bệnh tật -
Tin mới về y tế ngày 26/1: Số ca cấp cứu tại các cơ sở y tế tăng mạnh so với năm trước; WHO cảnh báo một số loại thuốc ho chứa chất cấm -
Kiểm soát chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh -
Tin mới về y tế ngày 25/1: Tăng số ca khám, cấp cứu do pháo nổ -
Công dụng ít người biết của các loại rau gia vị -
Vui Tết song không chủ quan với dịch bệnh -
Mùa Xuân bàn chuyện sức khỏe
-
1 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
2 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
3 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
4 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/1
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm