-
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 16/1: Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng -
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế
Theo đại diện Nhà máy may Haivina (Tổ dân phố 7, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), ngay từ đầu vụ dịch, đơn vị thực hiện các quy định liên quan đến phòng, chống dịch như đẩy mạnh tuyên truyền, dán áp phích liên quan đến phòng chống Covid-19 tại các điểm ra/vào dễ nhìn, dễ thấy trong khuôn viên nhà máy; phát thanh trên hệ thống truyền thông nội bộ; không tổ chức họp đông người.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên và đoàn kiểm tra, chỉ đạo và yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19 tại nhà máy May Haivina. |
Ngoài đo nhiệt độ ở cổng, Nhà máy còn tổ chức đo nhiệt độ thêm 2 lần tại phân xưởng lúc 9h và 14h. Nếu công nhân nhiệt độ cao thì ngay lập tức đưa xuống khu vực đã chuẩn bị sẵn để cách ly, song song đó báo cáo lãnh đạo để có hướng xử lý.
Cùng với yêu cầu thông thoáng nhà xưởng, sau khi công nhân ra về, nhà máy sẽ phun khử khuẩn về mặt sản hàng ngày; mỗi công nhân sẽ tự lau máy may của mình bằng dung dịch đã chuẩn bị sẵn.
Ghi nhận những nỗ lực của doanh nghiệp trong phòng chống dịch song Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng đề nghị, để làm tốt hơn công tác phòng, chống dịch trong nhà máy, đơn vị cần thành lập các tổ phòng, chống Covid theo từng phân xưởng, yêu cầu công nhân phải ký cam kết phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, Nhà máy cần lên sẵn các phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong tình huống có ca bệnh F0; có ca F1; phân công rõ nhiệm vụ của từng vị trí, lãnh đạo làm gì, các bộ phận liên quan làm gì. Kế hoạch này phải được gửi đến Ban Quản lý Khu Công nghiệp của địa phương để rà soát lại và phê duyệt.
Đối với công nhân, Thứ trưởng nhắc nhở nhà máy cần tuyên truyền để công nhân không cần thiết phải đeo 2 khẩu trang/lần; phải thực hiện khử khuẩn tay liên tục. và phải cài đặt ngay các ứng dụng phòng, chống dịch để ứng dụng công nghệ trong khai báo y tế.
Nhà máy phải thực hiện việc giãn cách, giảm mật độ tiếp xúc của công nhân trong giờ tan làm, phân chia thành nhiều tốp công nhân ra về; phân chia ăn theo giờ, tránh tập trung cùng 1 lúc đông người.
Tại mỗi phân xưởng phải có phòng đệm để khi có công nhân có dấu hiệu nhiệt độ cao, đưa ra cách ly tạm thời, theo dõi sức khỏe và có biện pháp xử trí phù hợp...
Thực hiện nghiêm việc xét nghiệm sàng lọc ở những vị trí công việc có tiếp xúc nhiều như nhân viên nhà ăn, bảo vệ, tiếp xúc nhiều với lãnh đạo ít nhất phải 20 % số người trong nhà máy.
Về phía chính quyền địa phương lãnh đạo ngành Y tế đề nghị cần phúc tra lại nhà máy về thực hiện phòng, chống dịch. Sở dĩ như vậy là do nếu không làm chặt mà có tình huống có ca bệnh thì sẽ rất vất vả.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường cho hay qua kiểm tra thực tế cho thấy doanh nghiệp chưa chủ động lên kịch bản nếu xảy ra có dịch trong nhà máy thì sẽ làm gì.
“Việc không chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch của mỗi doanh nghiệp nhà máy sẽ không tạo nên sự chủ động trong phòng chống dịch. Do đó, địa phương cần phải có kế hoạch cụ thể hơn về kế hoạch ứng phó khi có dịch trong các khu công nghiệp, đặc biệt lưu ý đến vấn đề xét nghiệm, cách ly”, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương nói.
Đối với các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế khuyến nghị, tỉnh cần yêu cầu các nhà máy, doanh nghiệp thành lập tổ an toàn covid doanh nghiệp.
Mỗi tổ khoảng 3-4 người, có phân công nhiệm vụ rõ ràng. Tổ này chuyên nắm, tự quản các thông tin như có sốt/ho không? Tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch không.
Bên cạnh đó, tỉnh cần lưu ý triển khai ngay quản lý công nhân ở địa phương khác đến làm việc trên địa bàn; phương tiên đi lại; khu vực tập trung đông công nhân của các khu công nghiệp lưu trú.
Trên quy mô toàn tỉnh, theo đề nghị của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, tỉnh Hà Tĩnh cũng nên tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch tại một số doanh nghiệp, nhà máy, nếu đơn vị nào không đảm bảo yêu cầu thì tạm ngưng hoạt động và yêu cầu khắc phục để làm gương cho các doanh nghiệp, nhà máy khác.
Để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền người dân tuân thủ nguyên tắc 5K + vắc xin trong phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, tỉnh Hà Tĩnh cũng cần quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, yêu cầu Sở Thông tin và truyền thông lập Trung tâm điều hành về công nghệ thông tin để có thể tích hợp quản lý mọi công tác phòng chống dịch, đặc biệt tại các khu cách ly.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý Hà Tĩnh cần phát động phong trào toàn dân phát giác những trường hợp nhập cảnh trái phép, trốn cách ly.
Khi phát hiện ca F0, cần thực hiện khoanh vùng thật rộng; sau khi xác định được các F1, cần tiến hành phòng tỏa hẹp. Thứ trưởng lưu ý phải tuyệt đối tuân thủ quy định, không để lây nhiễm chéo trong khu phong toả. Ngoài ra, cần phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng- "vũ khí" hữu hiệu trong phòng chống dịch; lực lượng cảnh sát khu vực để giám sát dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt trong khu vực cách ly, phong toả.
Về năng lực xét nghiệm, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị tỉnh tổ chức ngay việc tập huấn cho lực lượng y tế đến tận tuyến xã và cả lực lượng công nhân trong các khu công nghiệp để có thể lấy mẫu xét nghiệm thuần thực. Đẩy mạnh xét nghiệm sàng lọc những trường hợp ở các khu vực nguy cơ khu công nghiệp, bệnh viện… Đối với trường hợp F1 xét nghiệm mẫu đơn, trường hợp khác xét nghiệm mẫu gộp, có thể gộp 10 mẫu.
Về điều trị, Thứ trưởng lưu ý Hà Tĩnh cần chủ động phương châm 4 tại chỗ, nếu cần hỗ trợ thì kết nối ngay hệ thống hội chẩn từ xa để các chuyên gia tuyến trên kịp thời hỗ trợ về chuyên môn.
Báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính từ ngày 4/6 đến chiều ngày 19/6, Hà Tĩnh có 79 ca bệnh tại 6 địa phương gồm: TP Hà Tĩnh 31 ca, Hương Sơn 18 ca, Thạch Hà 16, Lộc Hà 7 ca, Hồng Lĩnh 3 ca, Nghi Xuân 4 ca. Qua rà soát, ngành y tế xác định được 2.024 trường hợp F1, 15.862 F2, các trường hợp F1, F2 đều đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Hà Tĩnh đã triển khai các đợt lấy mẫu trên diện rộng, rong đó, đợt 1 từ ngày 5/6 - 15/6 triển khai lấy 33.000 mẫu cho người trong khu cách ly y tế, đại diện 1 người có nguy cơ cao trong hộ gia đình trên địa bàn TP Hà Tĩnh;
Đợt 2 từ ngày 16/6- 19/6/2021 triển khai lấy 150 ngàn mẫu cho 8 nhóm đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh.
-
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Gia tăng suy thận mạn ở người trẻ -
Tin mới y tế ngày 16/1: Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng -
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính