Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
10.671 tỷ đồng xây tuyến cao tốc Chi Lăng – Lạng Sơn
Anh Minh - 11/03/2015 09:14
 
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa hoàn thành phương án tài chính để đầu tư xây dựng phân đoạn đầu tiên của tuyến cao tốc Bắc – Nam dài  43 km từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan đến Chi Lăng (Lạng Sơn).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kiên Giang sắp đóng tàu cao tốc ra đảo Thổ Châu
Đầu tư làm 2.500 km đường cao tốc trong 5 năm tới
Cần hơn 394.000 tỷ đồng làm 2.500 km cao tốc
Đầu tư 2.620 tỷ đồng xây tuyến nối cao tốc lên Sa Pa

Theo đề xuất mới nhất của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Dự án xây dựng đoạn cao tốc Hữu Nghị Quan – Chi Lăng thuộc Dự án đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn giai đoạn 1 sẽ được xây dựng mới hoàn toàn theo quy mô 4 làn xe, mặt đường rộng 14,5 m, tốc độ thiết kế tối thiểu 80 km/h.

Theo đề xuất của nhà đầu tư, Dự án sẽ được thực hiện đầu tư từ năm 2016 đến hết năm 2019, sau đó sẽ thu phí hoàn vốn trong vòng 30 năm.

Tuyến có chiều dài 43,3 km, bắt đầu từ điểm giao với Quốc lộ 1 tại Km1 +800 thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc và kết thúc tại Km45+100 thuộc địa phận xã Sao Mai, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

So với phương án thiết kế được VEC trình Bộ Giao thông - Vận tải vào tháng 1/2015, tại đề xuất mới, quy mô công trình được điều chỉnh giảm về mặt cắt ngang nên đã góp phần kéo giảm tổng mức đầu tư Dự án từ 12.700 tỷ đồng xuống còn 10.671 tỷ đồng, tương đương 506,2 triệu USD. Trong số này, chi phí xây dựng là 5.615 tỷ đồng, chi phí GPMB là 545 tỷ đồng, dự phòng khối lượng là 2.320 tỷ đồng...

Trên cơ sở tổng mức đầu tư nói trên, VEC đề xuất sẽ sử dụng vốn vay OCR của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho Dự án, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 31,8 triệu USD chi trả cho GPMB, RPBM, VEC tự huy động 2,3 triệu USD để thanh toán phí vay lại, vay ADB 474 triệu USD.

Theo đề xuất của nhà đầu tư, Dự án sẽ được thực hiện đầu tư từ năm 2016 đến hết năm 2019, sau đó sẽ thu phí hoàn vốn trong vòng 30 năm.

Được biết, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu giao thông đường bộ của các tỉnh phía Bắc và giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, tạo đà cho quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Đông Bắc Bộ. 

Hiện nay, các đoạn cao tốc trong tuyến đường là Hà Nội - Bắc Giang và Bắc Giang - Lạng Sơn đã được đầu tư theo hình thức BOT nên việc tiếp tục bố trí vốn cho đoạn tuyến còn lại Km 1 + 800 - Km45 +100 để có thể triển khai đồng bộ toàn tuyến đường là rất cần thiết.

Áp dụng công nghệ thu phí mới trên QL1 và QL14

() Bộ GTVT đang tiến hành thí điểm áp dụng công nghệ thu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe tự động trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14.

3.658 tỷ nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang

() Hợp đồng tín dụng được ký kết cho dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang với khoản vay đồng tài trợ với tổng giá trị trên 3.658 tỷ đồng, trong đó LienVietPostBank cung cấp khoản vay là 1.000 tỷ đồng.

Gần 15.000 tỷ xây cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

() Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ được xây dựng cùng với việc sửa chữa, nâng cấp mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Tân Dĩnh (Bắc Giang) - Lạng Sơn theo hình thức BOT.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư