Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 20 tháng 09 năm 2024,
1.100 tỷ đồng làm hệ thống điều hành cao tốc hiện đại
Anh Minh - 18/03/2014 14:02
 
Hệ thống điều hành, kiểm soát giao thông thông minh đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được thiết kế, xây dựng bằng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Kiểm soát Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 24/24 bằng 56 camera
TIN LIÊN QUAN
1.100 tỷ đồng làm hệ thống điều hành cao tốc hiện đại cho đường TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Hệ thống ITS đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
sẽ hoàn thành sau 940 ngày

Hợp đồng EPC, Gói thầu số 4 xây dựng Trung tâm quản lý, hệ thống thu phí, giám sát, thông tin liên lạc (ITS) Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vừa được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trao cho Liên danh nhà thầu Nhật Bản là Toshiba - Hitachi Plant - Itochu với giá trúng thầu là 1.100 tỷ đồng.

Liên danh nhà thầu sẽ thiết kế, lắp đặt hệ thống ITS với công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản trong 940 ngày.

Đây là hệ thống ITS được đầu tư bài bản, hiện đại, có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.

"Trong quá trình đấu thầu, Liên danh nhà thầu Nhật Bản đã chứng minh sự ưu việt về công nghệ, có chi phí hợp lý nhất so với các ứng thầu khác đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu", ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC cho biết.

Khi hoàn thành và đưa Trung tâm quản lý điều hành, hệ thống thu phí, hệ thông giám sát, thông tin liên lạc vào sử dụng sẽ góp phần bảo đảm sự đồng bộ, thông tin thông suốt trên toàn tuyến với nhiều chủng loại thiết bị hiện đại khác nhau như: camera kiểm đếm xe, dò xe, hệ thống vô tuyến, hữu tuyến; hệ thống theo dõi thời tiết, biển thông báo thay đổi điều kiện đường sá; hệ thống truyền dữ liệt; hệ thống máy chú, giám sát thiết bị... nhằm khai thác đường cao tốc an toàn vào hiệu quả.

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đi qua địa phận Đồng Nai và TP.HCM dài 55 km, có tổng mức đầu tư 20.630 tỷ đồng sẽ đưa vào khai thác toàn tuyến vào năm 2014.

Trước đó, vào tháng 1/2014, VEC đã thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác 20 km đoạn từ vành đai II đến Quốc lộ 51 nhằm giúp áp lực ách tắc giao thông, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các vùng lân cận từ TP.HCM đi huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và Vũng Tàu.

“Mắt thần” Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lợi hại đến đâu?
Việc đưa vào vận hành hệ thống ITS hiện đại sẽ giúp đơn vị khai thác tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nối dài kỷ lục phục vụ 7...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư