Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
15.000 tỷ đồng tiếp sức cho các doanh nghiệp dệt may
Thế Hải - 30/09/2015 14:47
 
Trong 3 năm 2014 – 2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cam kết tài trợ khoản vốn lên tới 600 triệu USD cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) thực hiện các dự án đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, đi kèm theo đó là những sản phẩm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế...

Tại buổi tọa đàm: “Dệt may Việt Nam, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập” do Ngân hàng TMCP Đàu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tổ chức sáng nay, 30/9/2015 tại Hà Nội, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch  HĐQT BIDV cho rằng, dệt may được BIDV xếp vào nhóm ngành hàng trọng điểm với những chính sách hỗ trợ giúp đỡ DN kinh doanh hiệu quả.

“Ngay trong tháng 9/2015, BIDV đã ban hành chính sách Khách hàng DN xuất nhập khẩu quan trọng giai đoạn 2015-2016 với quy mô tín dụng lên tới 15.000 tỷ đồng, theo đó khách hàng là các DN thuộc Vinatex được xếp vào nhóm khách hàng quan trọng với ưu đãi về lãi suất cho vay, phí giao dịch được giảm tối đa lên đến 20% theo doanh số giao dịch, cơ chế giao dịch kinh doanh vốn và tiền tệ linh hoạt…”, ông Hà cho biết.

Nguồn vốn từ BIDV sẽ được Vinatex thực hiện các Dự án sản xuất nguyên phụ liệu, như sản xuất sợi, dệt nhuộm...
Nguồn vốn vay từ BIDV sẽ được Vinatex dành thực hiện các Dự án sản xuất nguyên phụ liệu, như sản xuất sợi, dệt nhuộm...

Trước đó, từ đầu năm 2014, BIDV đã thực hiện ký kết cùng Vinatex “Thỏa thuận nguyên tắc tài trợ vốn trị giá 600 triệu USD trong giai đoạn 2014-2016”. Qua đó, đã đạt được một số kết quả đáng kể, dư nợ các thành viên Tập đoàn tại BIDV tính đến cuối năm 2014 đạt 1.080 tỷ đồng.

Hoạt động ký kết thỏa thuận tài trợ vốn và dịch vụ giữa BIDV và Vinatex nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Vinatex và các đơn vị thành viên, chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, BIDV cam kết sẽ tài trợ vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và một số dự án nâng cao năng lực sản xuất của Vinatex và các đơn vị thành viên nhằm tận dụng các ưu đãi trong các FTA và đặc biệt là TPP.

BIDV hiện đang triển khai sản phẩm Tài trợ ngành dệt may với nhiều tính năng ưu đãi trong trình tự, thủ tục, điều kiện cấp tín dụng đối với các DN như: tỷ lệ tài trợ tối đa 100% giá trị hợp đồng/đơn hàng, hình thức đảm bảo linh hoạt, thời gian – thủ tục hồ sơ nhanh chóng, thuận tiện và được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi về lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất tiền gửi, tỷ giá mua bán ngoại tệ….

Theo ông Trần Bắc Hà, sản phẩm này từ khai triển khai đã được DN dệt may đón nhận tích cực. Kết quả là tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành dệt may tại BIDV trong thời gian qua rất khả quan với dư nợ đến 30/6/2015 đạt gần 400 tỷ đồng, tăng 5% so với thời điểm 31/3/2015.

Riêng trong năm 2014, tổng thanh toán xuất nhập khẩu của nhóm khách hàng dệt may tại BIDV đạt gần 287 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ.

6 tháng 2015, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu nhóm khách hàng dệt may tại BIDV đạt 170 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ 2014 và chiếm 14% giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may.

Trao đổi tại buổi Tọa đàm, Chủ tịch HĐQT Vinatex, ông Trần Quang Nghị cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hội nhập sâu và rộng hơn nữa với một loạt Hiệp định Thương mại đa phương và song phương được ký kết, trong đó dệt may có cơ hội lớn về mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó, sức ép để hoàn thiện chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm dần tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc là rất lớn, và những khoản tài trợ vốn từ BIDV sẽ giúp các DN thuộc Vinatex triển khai các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư dệt nhuộm hiệu quả.

Xuất khẩu dệt may vào Liên minh Kinh tế Á - Âu sớm đạt 1 tỷ USD
Với ưu đãi lớn về thuế quan, khoảng 90 dòng thuế về 0% mà Liên minh Kinh tế Á - Âu dành cho Việt Nam khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư