Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
2 cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/10
 
Đầu tư xin trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 12/10 của các công ty chứng khoán.

1. Khuyến nghị kém khả quan cổ phiếu STB

CTCK Bản Việt (VCSC)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (mã STB) chưa đưa ra kế hoạch tái cơ cấu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt, do đó, báo cáo tài chính kiểm toán cho năm 2015, báo cáo tài chính soát xét bán niên 2016, và đại hội cổ đông 2016 đều bị trì hoãn.

Báo cáo tài chính chưa soát xét bán niên 2016 thể hiện lợi nhuận sau thuế giảm 73,8% so với cùng kỳ năm trước, do đó, ROE (trượt) giảm còn 1,3% từ 11,8% năm ngoái.

Do số lượng lớn các khoản nợ xấu tiềm tàng, chúng tôi không cho rằng ngân hàng có thể giải quyết hết các vấn đề trong tương lai gần.

Chúng tôi phát hành báo cáo cập nhật cho STB với khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN và giá mục tiêu là 8.120 đồng do có lo ngại đáng kể về chất lượng tài sản sau khi sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam (PNB). Mặc dù giá mục tiêu gần như không thay đổi, chúng tôi lưu ý rằng giá cổ phiếu STB đã giảm xuống gần mức định giá của chúng tôi kể từ báo cáo trước đó.

2. Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VSC

CTCP FPT (FPTS)

CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (mã VSC) cho biết, lợi nhuận trước thuế quý III/2016 ước tính 65 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế giảm do sản lượng giảm khoảng 10% so với cùng kỳ, giá cước giảm nhẹ và doanh thu từ mảng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao - container lạnh - giảm mạnh.

Cụ thể, năm ngoái, doanh thu từ container lạnh là 160 tỷ (khoảng 80 tỷ đồng cho mỗi nửa năm) thì lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu từ hoạt động này chỉ còn 50, 60 tỷ. Hơn nữa, doanh thu này chủ yếu do lượng container lạnh từ năm 2015 đẩy sang, lượng container lạnh phát sinh trong kỳ rất thấp.

Một nguyên nhân khác khiến lợi nhuận giảm là do trích lập dự phòng cho khoản lỗ dự kiến liên quan đến hãng tàu Hanjin 5 tỷ đồng.

Đánh giá, nếu loại bỏ lợi nhuận tăng đột biến trong năm 2015 nhờ vào mảng container lạnh thì hoạt động kinh doanh của VSC vẫn đang ở trạng thái ổn định và có tiềm năng phát triển dài hạn nhờ vào hoạt động kinh doanh tốt ở cảng VIP Green.

Bên cạnh đó, VSC khởi công xây 2.000m2 kho tại Green Port, hướng tới việc xây dựng Green Port trở thành trung tâm logisitics và mở thêm ngành nghề mới là sửa chữa thiết bị cảng biển - giúp giảm chi phí cho việc thuê ngoài (hiện tại đang chiếm khoảng 40% trong cơ cấu chi phí)

Tuy nhiên, cước phí cảng biển trong thời gian tới có xu hướng giảm do tình hình vận tải biển gặp khó khăn. Thời gian qua chứng kiến sự sụp đổ của hãng tàu lớn Hanjin, hãng tàu Hyundai cũng đang gặp khó khăn, các vụ sáp nhập lớn như China COSCO (khách hàng lớn của VSC) và China Shipping. Ngoài ra, tình hình biên mậu phức tạp, khó dự báo; đặc biệt trước Đại hội Đảng Trung Quốc năm 2017.

Dự báo doanh thu trong năm 2016 của VSC tăng khoảng 18%, lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 5% so với năm 2015, EPS khoảng 6.300 đồng/cp. 6. Vì vậy, khuyến nghị Nắm giữ cổ phiếu VSC. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể xem xét mua vào ở mức giá 63.000 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: CLC tăng hơn 6% lên 65.500 đồng/CP
Mặc dù hầu hết các cổ phiếu được khuyến nghị mua vào đều tăng giá nhưng với diễn biến thị trường với những phiên tăng giảm nhẹ khiến...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư