-
Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9 -
Xây dựng Hoà Bình cam kết đưa cổ phiếu trở lại HoSE trong 2 năm -
Cổ phiếu SGR tăng gần gấp đôi trong vòng 1 tháng -
Mới đổi chủ, Chứng khoán HVS bị đình chỉ hoạt động -
Ái nữ nhà Thành Thành Công tiếp tục đăng ký bán cổ phần TTC Land -
Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro
1. TCM: Khuyến nghị tích cực
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Mảng may mặc vẫn là động lực chính giúp CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Thành Công (mã TCM) tăng trưởng doanh thu khi năng lực sản xuất của công ty sẽ tăng 5 triệu sản phẩm/năm lên 21 triệu sản phẩm/năm. Chúng tôi ước tính doanh thu thuần đạt 3.054 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2015.
Chi phí khấu hao tăng tăng sẽ ảnh hưởng bất lợi đến biên lợi nhuận gộp. Tuy nhiên việc thu hẹp mảng kinh doanh sợi và tăng dần tỷ trọng sản phẩm may mặc trong cơ cấu doanh thu giúp biên lợi nhiên thay đổi theo hướng tích cực. Theo đó, chúng tôi ước tính biên lợi nhuận gộp sẽ tăng từ mức 15,3% ở năm 2015 lên 15,5% trong năm 2016, đưa lợi nhuận gộp đạt 474 tỷ đồng, tăng 11,2%.
Là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, tiền lương và mức đóng bảo hiểm tăng sẽ tạo áp lực đẩy chi phí hoạt động của TCM tăng trong năm nay. Do vậy, chi phí bán hàng và quản lý ước tính tăng lần lượt 13,7% và 11,9% lên mức 98 tỷ đồng và 136 tỷ đồng. Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, TCM sẽ gánh chịu lỗ chênh lệch tỷ giá khoảng 42 tỷ đồng trong năm nay nếu USD/VND tăng 3,5% so với năm trước.
Dựa trên triển vọng này, chúng tôi dự báo TCM sẽ đạt 170 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm nay, tăng 10,8% so với năm 2015. EPS 2016 ước đạt 3.469 đồng/CP.
Chúng tôi cho rằng chi phí hoạt động tăng, rủi ro tỷ giá cao và lỗ từ nhà máy May Vĩnh Long sẽ là yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2016. Tuy nhiên về dài hạn, việc sở hữu chuỗi dây chuyền sản xuất khép kín, đáp ứng yêu cầu của TPP - lợi thế mà ít công ty có được - cùng với năng lực sản xuất ngày càng gia tăng sẽ là yếu tố tạo ra sự bứt phá về doanh doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
BVSC đánh giá OUTPERFORM đối với cổ phiếu TCM ở mức giá mục tiêu 33.100 đồng/CP, kỳ vọng tăng 27,8% so với mức giá đóng cửa ngày 16/6/2016. Hiện tại, cổ phiếu TCM hiện đang được giao dịch với P/E forward 7,46 lần, khá hấp dẫn để nhà đầu tư tích lũy thêm cổ phiếu.
2. VNS: Cổ tức, điểm hấp dẫn cho đầu tư dài hạn chắc chắn và bền vững
CTCK MB (MBS)
CTCP Ánh dương Việt Nam (mã VNS) chuyên về kinh doanh taxi vận tải với thị phần số 1 tại các khu vực từ Đà Nẵng trở vào. Lĩnh vực Taxi là loại hình kinh doanh hiệu quả và rất đơn giản. Với mức đời sống của người dân được nâng lên nhu cầu đi lại bằng taxi sẽ tăng cao tạo điều kiện cho ngành taxi tăng trưởng trong tương lai.
Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của VNS được duy trì đều đặn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu đạt 17,4%/năm và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 29,3%/năm. Tăng trưởng doanh thu những năm trước đến từ 3 yếu tố giá cước, mức độ hoạt động của một xe và số lượng xe. Từ giai đoạn 2011 đến 2014 giá cước trung bình của VNS tăng trưởng từ 5 đến 7% một năm. Năm 2015 mặc dù giá cước giảm 9% do yếu tố xăng dầu nhưng doanh thu của VNS vẫn tăng trưởng 12% trong đó số xe tăng thêm chỉ có 6,1% phần còn lại là do số quãng đường trung bình một ngày một xe taxi chạy được tăng lên.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh luôn duy trì ở mức trên 500 tỷ đồng/ năm trong 4 năm gần đây. Do đó, VNS duy trì trả cổ tức đều đặn từ 20%~25% (bằng cả tiền mặt và cổ phiếu) nên là điểm rất hấp dẫn cho những ai có nhu cầu đầu tư dài hạn chắc chắn và bền vững đối với cổ phiếu VNS. Tính đến cuối năm 2015, tiền và tương đương tiền của VNS đạt 267,17 tỷ đồng chiếm 70% tài sản ngắn hạn, cơ cấu nợ vay duy trì ở mức an toàn (nợ/vốn chủ sở hữu 62,45%).
Tính đến ngày 28/03/2016, hơn 47% vốn của VNS được nắm giữ bởi cổ đông tổ chức nước ngoài, và hơn 30% được nắm giữ bởi các cổ đông nội bộ của công ty.
Kể từ cuối 2014, Quỹ đầu tư Việt Nam liên tục thoái vốn khỏi VNS. Ngày 21/03/2016 vừa qua, Quỹ đã bán 3 triệu cổ phần, giảm sở hữu xuống 1,91% và không còn là cổ đông lớn của Công ty. Nếu giao dịch bán 1,3 triệu cp lần này thành công, Quỹ đầu tư Việt Nam sẽ thoái toàn bộ vốn tại VNS.
Như vậy sau khi Red river Holding thoái xong, cổ phiếu VNS sẽ phần lớn nằm trong tay cổ động nội bộ.
-
Ái nữ nhà Thành Thành Công tiếp tục đăng ký bán cổ phần TTC Land -
Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro -
Đầu tư gì cuối năm 2024: Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếu -
Nam Việt sắp trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5% -
Góc nhìn TTCK tuần 16-20/9: Hụt thanh khoản, chỉ số chịu áp lực về vùng 1.250 điểm -
Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo -
“Chốt lời” cổ phiếu VCI, bà chủ chuỗi Katinat và Phê La thu về khoảng 600 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam