CTCK Vietcombank (VCBS)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã BID) công bố kết quả kinh doanh công ty mẹ 3 quý năm 2016 với 5.623 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 7,9% so với cùng kỳ và hoàn thành 71% kế hoạch. Hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng cao (38%), lợi nhuận tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của trích lập dự phòng.
Dự nợ cho vay tăng trưởng 12,9% ytd, huy động trên thị trường 1 tăng 18,6% ytd. Cho vay bán lẻ tăng trưởng cao, giúp lợi suất cho vay khách hàng cải thiện 30-40 bps. Tuy nhiên, lợi suất đầu tư trái phiếu giảm mạnh khiến NIM chỉ tăng nhẹ ~5 bps.
Chất lượng tín dụng không có nhiều cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu cuối quý III/2016 là 1,96%, cao hơn đáng kể so với mức 1,6% cuối năm 2015. Nợ nhóm 2 tăng từ 2,9% lên 3,8%. Khoản vay tại HAG (ghi nhận trong nợ nhóm 2) là 10.700 tỷ đồng chưa có dấu hiệu cải thiện.
Quyết định trả cố tức bằng tiền mặt 8,5% gây lo ngại về tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi các phương án tăng vốn mới còn chưa rõ ràng.
Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm thận trọng dự báo kết quả kinh doanh BID trong cả năm do (1) Tỷ lệ CAR xuống thấp hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng; (2) BID cần đẩy mạnh huy động để cải thiện LDR, do đó làm tăng chi phí vốn; (3) Chi phí trích lập dự phòng lớn cho trái phiếu đặc biệt VAMC. Mặc dù tăng trưởng HĐKD cốt lõi của BID cao trong 3 quý đầu năm, chúng tôi không cho rằng tốc độ này duy trì trong cả quý cuối năm do tăng trưởng tín dụng riêng quý IV/2015 là 10,9%, gần bằng cả 3 quý đầu năm 2016. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 7.630 tỷ đồng, giảm 4% cùng kỳ và hoàn thành 96,5% kế hoạch).
Với giá đóng cửa 17.700 đồng/CP, BID đang được giao dịch với PB forward 1,3 lần, cao hơn 15% so với trung bình ngành. Mặc dù giá cổ phiếu đã giảm 14% từ đầu năm, P/B thấp hơn đáng kể so với 1 Ngân hàng TMCP nhà nước khác là VCB, chúng tôi vẫn không đánh giá cao triển vọng của BID. Khuyến nghị THEO DÕI.
2. Khuyến nghị phù hợp thị trường đối với TCM
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (mã TCM) đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2016 với doanh thu tăng 7,6% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo của chúng tôi.Tuy nhiên,kết quả của riêng quý III ghi nhận mức giảm lần lượt là 1,9% và 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Với diễnbiến kém tích cực của xuất khẩu dệt may do nhu cầu yếu và áp lực giá, cùng với khả năng không chắc chắn về việc Hiệp định TPP được Quốc hội Mỹ thông qua, chúng tôi có thể điều chỉnh giảm giá mục tiêu trong báo cáo cập nhất sắp tới.
Bên cạnh đó, sự lo ngại về cạnh trạnh giá cả ngày càng gay gắt tiếp tục trong quý III khi một vài khách hàng từ đầu năm 2016 bắt đầu chuyển hợp đồng gia công dệt may ra khỏi Việt Nam đến các nước khác như Myanmar và Cam pu chia nhằm tận dụng thuế nhập khẩu và phí nhân công thấp hơn. Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may ở Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua, nhấn mạnh về khả năng ngànhdệt may có thể sẽ không đạt mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD cho cả năm.
Thị trường sợi thừa cung bắt đầu được cải thiện trong quý III, với biên lợi nhuận gộp đạt +3% trong quý III, tăng từ mức -5% trong nửa đầu năm, do áp lực giá bán giảm đi. Do đó, biên lợi nhuận gộp chung trong quý III gần như đi ngang so với quý III năm ngoái.
Một điểm đáng chú ý khác là Nhà máy may tại Vĩnh Long đang cải thiện dần, nhưng vẫn ghi nhận lỗ. Mức lỗ mà công ty mẹ gánh cho nhà máy Vĩnh Long đã giảm còn khoảng 100.000 USD trong tháng 9 so với mức 250.000-300.000 USD/tháng trong nửa đầu năm 2016, và nhà máy này dự kiến sẽ bắt đầu tạo ra lợi nhuận từ năm 2017 khi gia tăng sản xuất thúc và năng suất lao động được cải thiện.
Với mức giá đóng cửa 17.700 đồng, TCM đang giao dịch với P/E trượt 10,6 lần, dựa theo EPS trượt 2.264 đồng/CP. Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với TCM. Chúng tôi sẽ công bố báo cáo cập nhật chi tiết TCM trong thời gian tới.