Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
3 cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/8
 
Đầu tư trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 4/8 của các công ty chứng khoán.

1. HPG: Khuyến nghị tích cực

CTCK Bảo Việt (BVSC)

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG – sàn HOSE) đã công bố doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế quý II/2015 lần lượt đạt 7.740 và 1.252 tỷ đồng, tăng trưởng 16% về doanh thu và 30% về lợi nhuận thuần so với cùng k ỳ năm 2014.

Đây là quý đạt kết quả kinh doanh tốt nhất của HPG từ trước đến nay và điểm đáng chú ý là lợi nhuận từ Mandarin Garden chỉ đóng góp khoảng 70 tỷ đồng lợi nhuận vào kết quả kinh doanh và toàn bộ tăng trưởng lợi nhuận còn lại đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn, trong đó chủ yếu là thép xây dựng và ống thép.

Các dự án mới đang được triển khai đúng tiến độ. Khu liên hợp thép giai đoạn III hiện đã giải ngân khoảng 2.000 tỷ đồng và dự kiến xong xây dựng cơ bản cuối tháng 9/2015. Nhà máy phôi và lò cao sẽ được đưa vào chạy thử cuối năm 2015.

Năm 2016, HPG đặt kế hoạch tiêu thụ khoảng 300.000 tấn thép từ Khu liên hợp, đưa tổng sản lượng tiêu thụ lên 1,5 triệu tấn và mục tiêu đạt 1,8 triệu tấn trong năm 2017. Nhà máy thức ăn chăn nuôi đang được tiến hành xây dựng và bắt đầu cho ra sản phẩm trong quý I/2015 tuy nhiên từ tháng 9/2015, HPG sẽ bắt đầu bán sản phẩm để thăm dò thị trường.

Rủi ro về cạnh tranh với Formosa tạm thời không đáng lo ngại. Dự án Formosa giai đoạn 1 không làm thép xây dựng, do đó trong vòng ít nhất 3 năm tới, Formosa sẽ không phải là mối lo ngại đối với HPG. Đồng thời, chúng tôi cho rằng, ngay cả khi giai đoạn 2 Formosa sản xuất thép xây dựng thì cũng không phải là nguy cơ đối với HPG.

HPG có công nghệ sản xuất vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong ngành thép hiện nay và nếu Formosa có đầu tư thép xây dựng, thì các doanh nghiệp nhỏ với công nghệ sản xuất lạc hậu sẽ phải đóng cửa. Khi thị trường có tính tập trung hơn với số lượng doanh nghiệp giảm xuống, thì quyền lực ảnh hưởng về giá với các doanh nghiệp lớn sẽ càng cao, và nói cách khác, về dài hạn việc Formosa đầu tư vào thép xây dựng có thể lại mang tính tích cực hơn là tiêu cực đối với HPG.

Ngành thép vẫn là ngành được bảo hộ trong các hiệp định thương mại. Trong vài năm trở lại đây Việt Nam ký hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các cam kết dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ngành thép vẫn là ngành được bảo hộ cao khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương.

Khuyến nghị đầu tư. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của HPG năm 2015 đạt 26.965 tỷ đồng và 3.328 tỷ đồng. Với mức giá đóng cửa ngày 27/07/2015, P/E dự báo 2015 ở mức 8,11 lần. HPG hiện có mức vốn hóa khoảng 1,1 tỷ USD.

P/E bình quân của các doanh nghiệp thép trên thế giới có mức vốn hóa tương đương với HPG (700 triệu – 1,5 tỷ USD) sau khi đã loại trừ đi các biến bất thường hiện ở mức 12,6 lần. Do doanh thu và lợi nhuận từ thép có thể đóng góp khoảng 80% vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2015, chúng tôi sử dụng mức chiết khẩu 20% để tính P/E hợp lý của HPG. Theo đó, giá hợp lý của HPG theo đánh giá của chúng tôi ở mức 44.280 đồng/cổ phần, cao hơn khoảng 24% so với mức giá hiện tại. Do đó, chúng tôi đánh giá OUTPERFORM đối với HPG.

2. CNG: Khuyến nghị thêm vào

CTCK FPT (FPTS)

Chúng tôi dự phóng cả năm 2015 doanh thu của CNG sẽ đạt 1.028 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch, giảm 6% so với 2014. Lợi nhuận sau thuế sẽ đạt mức 120 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch năm, cao hơn 7% so với mức thực hiện năm 2014. Theo đó EPS dự kiến 2015 sẽ đạt mức 4.400 đồng/CP, tăng 5,6% so với EPS năm 2014.

Chúng tôi tiến hành định giá cổ phiếu CNG theo phương pháp so sánh P/E. Giá mục tiêu của CNG cuối năm 2015 là 34.700 đồng, cao hơn mức giá thị trường ngày 28/07 (30.000 đ) là 15,6%. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị THÊM để đầu tư trong trung và dài hạn đối với cổ phiếu này.

6 tháng đầu năm 2015, doanh thu Công ty đạt 455,9 tỷ đồng, giảm 10,7% so với cùng kỳ. Tuy sản lượng khí tiêu thụ đã tăng 21% so với cùng kỳ nhưng giá bán bình quân giảm 29% so với năm 2014, làm giảm doanh thu của Công ty. Lợi nhuận sau thuế đạt 57,9 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ do thay đổi chính sách giá khí.

Biên lợi nhuận gộp được cải thiện do thay đổi chính sách giá khí đầu vào và đầu ra theo thị trường. Biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2015 đạt 25%, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Việc giá khí mua vào và giá bán ra sẽ thả nổi theo thị trường cải thiện biên lợi nhuận của Công ty. Đây làm điểm sáng tích cực cho Công ty trong thời gian sắp tới khi giá dầu dự báo sẽ duy trì ở mức thấp 50 – 60 USD/thùng.

Sản lượng tiêu thụ năm 2015 tăng do mở rộng thị phần tại khu vực miền Bắc khi mỏ Hàm Rồng-Thái Bình đi vào hoạt động sắp tới, khoảng cuối tháng 9/2015. Sản lượng tiêu thụ của Công ty trong năm 2015 ước tính đạt khoảng 88 triệu Sm3 khí và kế hoạch cho năm 2016 là 110 triệu Sm3 khí.

CNG sẽ phân phối 30% sản lượng khí CNG trên tổng sản lượng khí CNG được khai thác từ mỏ Hàm Rồng Thái Bình (Sản lượng khí trung bình 200 triệu Sm3 khí/năm, trong đó 68,6 triệu Sm3 sẽ được phân phối dưới dạng khí thấp áp và phần còn lại sẽ dưới dạng CNG). Do đó, CNG sẽ phân phối khoảng 40 – 50 triệu Sm3 khí/năm. Hiện nay, Công ty đã ký hợp đồng với 7 khách hàng tại khu vực miền Bắc.

Bên cạnh đó, CNG vẫn tiếp tục duy trì kế hoạch cổ tức hằng năm ở mức 30% (tỷ suất cổ tức 10% so với giá hiện tại). Việc chi trả cổ tức thường vào khoảng đầu quý III mỗi năm.

Định giá: Chúng tôi sử dụng phương pháp P/E để ước tính giá trị của CNG trên cơ sở so sánh với các công ty cùng ngành có quy mô và sản phẩm kinh doanh là các sản phẩm khí thiên nhiên tại thị trường mới nổi.

Cùng với lợi nhuận sau thuế 2015 dự phóng 120 tỷ đồng, tương đương với EPS 2015 (E) 4.400 đồng/CP, giá trị hợp lý của CNG theo phương pháp P/E là 34.700 đồng/CP tăng 15,6% so với giá tham chiếu ngày 28/7, 30.000 đồng/CP. Do đó, chúng tôi khuyến nghị THÊM cổ phiếu CNG đầu tư trong trung và dài hạn.

3. HRC: Triển vọng kinh doanh chưa thể khởi sắc

CTCK MB (MBS)

HRC thông báo với UBCKNN và SGDCK về việc phát hành hơn 6,9 triệu CP (tỷ lệ 40% tổng số CP đang lưu hành) để tăng vốn cổ phần từ Quỹ đầu tư phát triển. Ngày chốt danh sách cổ đông là 18/8/2015.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, hoạt động kinh doanh của HRC suy giảm mạnh so với cùng kỳ. Doanh thu đạt mức 34,45 tỷ đồng, giảm 61,2% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 27,2 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Thực chất hoạt động kinh doanh chính của Công ty bị lỗ 407 triệu trong 6 tháng đầu năm 2015. Tuy nhiên nhờ khoản lợi nhuận khác là 35,2 tỷ đồng (chủ yếu đến từ việc thanh lý cây cao su), mà Công ty vẫn có lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm.

Chúng tôi nhận thấy, trong 3 năm trở lại đây, một phần đáng kể lợi nhuận của HRC là đến từ việc thanh lý cây cao su. Lợi nhuận mảng này của Công ty trong năm 2013 là khoảng 76 tỷ đồng và trong năm 2014 là khoảng 71 tỷ đồng. Với việc giá cao su thiên nhiên giảm mạnh, Công ty đã tích cực thanh lý vườn cây cao tuổi, năng suất thấp trong các năm 2013, 2014 và nửa đầu năm 2015.

Trong năm 2015, Công ty định hướng tiếp tục thanh lý vườn cây già cỗi để dành quỹ đất tái canh vườn cây mới. Trong năm 2014, Công ty cũng đã thực hiện tái canh trồng mới 814 ha đạt 85,3% kế hoạch năm. Tổng diện tích vườn cây cao su của HRC hiện tại đạt 5104 ha, chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chúng tôi đánh giá triển vọng kinh doanh của HRC chưa thể khởi sắc trong 6 tháng cuối năm khi sản lượng mủ cao su giảm và giá bán giả.

SCIC đạt 3.585 tỷ đồng lợi nhuận sau 6 tháng
6 tháng đầu năm 2015, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đạt doanh thu 4.936 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.585 tỷ đồng, tăng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư