
-
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways
-
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng”
-
TP.HCM: Đề nghị rút một dự án nhà xưởng cao tầng khỏi chương trình kích cầu đầu tư
-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải
-
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai
Các khuyến nghị trên được Giáo sư, TSKH Nguyễn Mại nêu ra tại Hội thảo “Giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sức thu hút của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng một số khu công nghiệp kiểu mẫu” diễn ra sáng 25/6/2020.
![]() |
Thay đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp các KCN và đổi mới quản lý nhà nước là 3 khuyến nghị được Giáo sư, TSKH Nguyễn Mại nêu ra để tỉnh Bà Rịa - VũngTàu phát triển trong bối cảnh Cách mạng 4.0 . Ảnh: Ngọc Tuấn. |
Thứ nhất, về thay đổi mô hình tăng trưởng, theo Giáo sư, TSKH Nguyễn Mại thì tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế nổi trội về tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, hải sản, nuôi trồng thủy sản, cảng biển nước sâu, vận tải biển, du lịch nghỉ dưỡng…Tuy vậy cơ cấu công nghiệp hiện nay chủ yếu là dầu khi, điện lực, sắt thép, hóa chất, vật liệu xây dựng. Tỉnh chưa phát triển thành trung tâm du lịch quốc tế có hạng, dịch vụ ngân hàng, tài chính chưa tương xứng với lợi thế của địa phương.
Trong bối cảnh mới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần hướng trọng tâm vào đổi mới mô hình tăng trưởng lấy khoa học, công nghệ, nhân lực chất lượng cao làm cơ bản. Riêng về công nghiệp nên khai thác tối đa lợi thế về dầu khí đề xây dựng hoàn chỉnh ngành công nghiệp dầu khí từ thăm dò và khai thác, lọc dầu, hóa dầu và công nghiệp sử dụng sản phẩm hóa dầu, nhiệt điện khí; giảm dần các ngành công nghiệp không phải là thế mạnh của tỉnh, chiếm dụng nhiều đất, gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính như gang thép, điện than; xây dựng một số ngành công nghiệp hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ tương lai thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhanh chóng chuyển đối sang kinh tế số.
Thứ hai, là các KCN phải được nâng cấp theo định hướng mới góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng. Bà Rịa – Vũng Tàu cần rà soát cơ cấu ngành, lĩnh vực trong các KCN trên cơ sở các định chuẩn phát triển KCN trong giai đoạn mới để giảm dần tiến tới chấm dứt hoạt động một số dự án sử dụng quá nhiều đất, hiệu quả kinh tế- xã hội thấp, gây ô nhiễm môi trường. Đối với dự án đã hoạt động trên 20 năm thì cần đổi mới công nghệ để có năng suất, chất lượng cao hơn, bảo đảm an toàn lao động hơn, thân thiện với môi trường, hướng đến nền kinh tế xanh.
Về thu hút đầu tư, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải chọn lọc dự án công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ số quy mô lớn của các nhà đầu tư tiềm năng. Xây dựng một vài KCN chuyên biệt, đồng thời chuyển đổi KCN theo hướng sinh thái theo hướng xã hội hóa từ xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Thứ ba, là đổi mới quản lý nhà nước. Giáo sư, TSKH Nguyễn Mại cho rằng quản lý nhà nước về FDI bắt đầu tư công tác xúc tiến đầu tư để quảng bá dự án và tìm kiếm nhà đầu tư. Trong giai đoạn mới khi công nghệ thông tin, mạng internet đã mở rộng tạo khả năng trao đổi thông tin nhanh chóng và có kết quả, thì tỉnh cần chuyển trọng tâm công tác xúc tiến đầu tư từ quảng bá tại hội thảo, hội họp sang tiếp cận qua mạng với nhà đầu tư tiềm năng, có địa chỉ cụ thể. Sự thay đổi đó bắt buộc phải tập trung tìm kiếm đối tác thích hợp với từng dự án mà tỉnh muốn đầu tư. Từ thay đổi phương thức hoạt động, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần cơ cấu lại các tổ chức xúc tiến đầu tư hiện có theo hướng chuyên nghiệp, độc lập, không chồng chéo.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, tăng cường cơ chế đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với nhà đầu tư, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đang hoạt động là giải pháp hữu hiệu để nâng cao lòng tin của nhà đầu tư. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần coi trọng đầu tư đủ nhân lực và tài chính để thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kết nối thông tin giữa tỉnh với nhà đầu tư, doanh nghiệp, với Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Trung tâm thông tin của bộ, ngành nhằm đổi mới cơ bản việc thu thập, xử lý thông tin trong quản lý nhà nước để đánh giá đúng thực trạng, xử lý kịp thời và có kết quả mọi tình huống liên quan đến khu vực FDI.
Giáo sư, TSKH Nguyễn Mại đánh giá tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là địa phương có trình độ phát triển cao, có lợi thế khác biệt lớn. Do đó, tỉnh đủ điều kiện tài lực và nhân lực tại chỗ và từ bên ngoài để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, từ đó thay đổi định hướng, cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế, chuyển sang KCN sinh thái, KCN chuyên biệt để tỉnh trở thành cực tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam bộ và cả nước.

-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải -
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai -
Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc Dự án Thủy điện Sông Bung 3A -
Sức bật cho đầu tư tại Việt Nam -
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi Viên với hơn 1.100 căn hộ cho người thu nhập thấp -
Đề xuất 590 tỷ đồng làm nút giao cao tốc Bến Lức Long Thành với Quốc lộ 50
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”