
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
![]() |
Đến nay, sau gần tròn 2 năm dự án Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai, đã có 10 bộ, ngành kết nối vào Cơ chế một cửa quốc gia |
Cơ chế một cửa quốc gia là một hệ thống tích hợp gồm Cổng thông tin Hải quan một cửa quốc gia, hệ thống thông quan của cơ quan Hải quan, các hệ thống cấp phép của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và một số Bộ khác. Ngày 8/9/2015, đã diễn ra lễ công bố chính thức thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửa ASEAN. Theo Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia, việc thực hiện thành công Cơ chế một cửa quốc gia được coi như là một công cụ chính của các cơ quan Chính phủ trong tạo thuận lợi cho thương mại và vận tải quốc tế.
Trong Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan.
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, đây là 1 trong 5 nhiệm vụ Chính phủ giao, hiện vẫn đang được Bộ Tài chính triển khai thực hiện.
Cụ thể, về việc hoàn thiện hệ thống Hải quan điện tử, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan bảo đảm quản lý, vận hành hệ thống VNACCS/VCIS. Tới nay, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với phía Nhật Bản thực hiện 3 phiên làm việc để rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn thiện, bổ sung chức năng của hệ thống trong khuôn khổ Dự án nâng cao hiệu quả hệ thống VNACCS/VCIS.
Đối với cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN, đến nay đã có 10 bộ, ngành tham gia thực hiện cơ chế một cửa quốc gia với 33 thủ tục hành chính được đưa lên. Mười bộ, ngành đã kết nối với Cơ chế một cửa quốc gia gồm: Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, NN&PTNT, TN&MT, KH&CN, Y tế, TT&TT, VHTT&DL, Quốc phòng.
Cũng theo thống kê, tính đến đầu tháng 8/2016, tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn là 150.000 bộ hồ sơ.
Từ tháng 9/2015, cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam đã kết nối kỹ thuật thành công với 4 nước ASEAN gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand để trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ ASEAN; sẵn sàng để kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN khi Nghị định thư pháp lý về Cơ chế một cửa ASEAN có hiệu lực trong năm 2016.
Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan.
Trong đó, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan tiếp tục thanh toán điện tử trên cơ sở kết nối với hệ thống CNTT của kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại (đã ký thỏa thuận hợp tác thu thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử với 30 ngân hàng). Trong thời gian tới, sẽ tập trung xây dựng cung cấp thông tin tờ khai và tiếp nhận xử lý thông tin từ Tổng cục Thuế.
Lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, một cửa quốc gia
Ngày 4/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng ban. Các Ủy viên Ủy ban chỉ đạo quốc gia gồm Thứ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Giao thông vận tải, Ngoại giao, KH&ĐT, KH&CN, TT&TT, NN&PTNT, Quốc phòng, Tài chính, TN&MT, Tư pháp, VHTT&DL, Xây dựng, Y tế, Nội vụ; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Có cơ quan thường trực đặt tại Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia theo quy định của Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN; triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới.

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower