-
Doanh nghiệp hóa dược Việt chưa đủ năng lực sản xuất thuốc chuyên khoa -
Cúm mùa và biến chứng viêm phổi -
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ
Bộ Y tế yêu cầu không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân, trừ trường hợp: Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch); Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3: Chỉ xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ.
Những người đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Thuộc diện cách ly y tế hoặc theo dõi y tế; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch).
Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ: Các trường hợp có một trong các triệu chứng như: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, khó thở, mất vị giác và khứu giác;
Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ: Cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người (cơ sở khám, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…); Các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người… (lái xe, xe ôm, shipper…); Cơ sở sản xuất kinh doanh, kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự xét nghiệm ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao.
Xét nghiệm để xử lý ổ dịch: Địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm phù hợp tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch.
Xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp tầm soát, sàng lọc, định kỳ: Yêu cầu về xét nghiệm tại hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và những người đã tiêm vắc-xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh, đồng thời cũng tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong quyết định xét nghiệm phù hợp để xử lý ổ dịch.
Cũng tại hướng dẫn tạm thời chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế đưa ra nhiều biện pháp chuyên môn y tế mà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có kế hoạch triển khai và thực hiện để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, cụ thể:
Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch: Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế theo từng cấp độ dịch; triển khai khi có dịch.
Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị; tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc F0: Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm sóc, điều trị F0, bảo đảm đáp ứng giường ICU.
Bên cạnh đó, cần cập nhật số liệu, quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu dung, điều trị F0.
Có kế hoạch đảm bảo đáp ứng khi dịch xảy ra: Cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp oxy hóa lỏng, khí nén; Trạm y tế xã/phường/thị trấn bảo đảm cung cấp oxy y tế; Có kế hoạch tổ chức trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, quản lý F0 tại nhà.
Cơ sở khám, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị Covid-19: Bảo đảm phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo.
Về cách ly y tế, Bộ Y tế quy định cách ly người đến từ địa bàn có dịch; người tiếp xúc gần (F1): Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế; Người cao tuổi; Người có bệnh nền; Phụ nữ mang thai; Người dưới 18 tuổi: Cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.
Với nội dung tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, ưu tiên: Người từ 50 tuổi trở lên; Người có bệnh nền; Phụ nữ mang thai; Người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp...
Việc phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn; cơ sở giáo dục đào tạo; người điều khiển phương tiện vận chuyển thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương.
Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời tại địa bàn có dịch cấp độ 2, 3, 4: Địa phương quyết định tăng số lượng người tham gia hoặc công suất hoạt động với 100% người tham gia với tiêu chí đã tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19; đã khỏi bệnh Covid-19; có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.
-
Tin mới y tế ngày 1/11: Phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư thực quản -
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Dẹp nạn thẩm mỹ “chui”, kém chất lượng -
Đột phá của liệu pháp tế bào trong điều trị bệnh lý ung thư -
Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm -
Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư -
Hà Nội: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 9,8%
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm