
-
Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với tỉnh An Giang về vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại trong lựa chọn nhà thầu Dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
-
Cơ bản hoàn thành không gian trưng bày Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025
-
Ninh Bình kiện toàn tổ chức 4 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy
-
Mở rộng đối tượng được đề nghị đặc xá dịp Quốc khánh 2/9 -
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ
TP.HCM là địa phương có tỷ lệ đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước (khoảng 27%), nhưng tỷ lệ tổng chi ngân sách trên tổng thu ngân sách trên địa bàn thấp nhất cả nước.
"Từ năm 2017, tỷ lệ phân chia nguồn thu cho ngân sách Thành phố giảm từ 23% xuống còn 18%. Trong khi đó, nhu cầu vốn để chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nhu cầu kinh phí để đảm bảo các chính sách, chế độ ngày càng tăng cao, gây áp lực lớn cho ngân sách Thành phố", ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết.
Nghịch lý này được lãnh đạo TP.HCM cho là một trong 5 khó khăn, thách thức tác động lớn đến sự phát triển nhanh, bền vững của Thành phố.
![]() |
Landmark 81 là một trong những biểu tượng mới của TP.HCM (Ảnh: Lê Toàn). |
Trong năm 2020, Thành phố đã xây dựng Đề án “Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022-2025”, tổ chức trên 30 cuộc họp và xây dựng hơn 12 kịch bản tỷ lệ điều tiết theo phương pháp nghiên cứu khoa học.
Kết quả dựa trên chuỗi số liệu từ các kịch bản cho thấy phương án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết là 23% cho giai đoạn 2022-2025 như giai đoạn 2011-2016 đã cho kết quả tối ưu, đảm bảo đáp ứng được tất cả các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí số thu ngân sách chuyển nộp về ngân sách Trung ướng tăng so với trường hợp Trung ương vẫn giữ nguyên tỷ lệ điều tiết 18% cho ngân sách Thành phố.
Trước đó, căn cứ tình hình thực tế về diễn biến tình hình đại dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm tác động tiêu cực đến số thu ngân sách trên địa bàn, Thành phố đã cập nhật lại số dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2020 (đạt hơn 91,% dự toán) để làm cơ sở đánh giá tác động đến khả năng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2030
Ngày 20/08/2020, Thành uỷ TP.HCM đã có tờ trình số 189 kiến nghị Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố giai đoạn 2022-2025 là 23%.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ được tổ chức sáng nay, Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ chủ trương và quan tâm, chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Thành phố cùng các cơ quan liên quan hoàn chỉnh Đề án Điều chỉnh tỷ lệ lệ điều chỉnh ngân sách cho Thành phố.
![]() |
Công nhân làm việc trong một nhà máy may tại TP.HCM (Ảnh: Lê Toàn). |
Cùng với đó, hoàn thiện tờ trình của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền, thông qua Đề án trong năm nay nhằm tăng thu ngân sách chuyển cho Trung ương và tạo tiền đề để TP.HCM phát triển nhanh, bền vững.
Ngoài chướng ngại về tỷ lệ điều tiết ngân sách, TP.HCM đang vấp phải sự quá tải về hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. TP.HCM chỉ xây mới và cải tạo được 2.757 km/6.000 km hệ thống cống thoát nước (chỉ đạt hơn 45% quy hoạch); Thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng nước biển dâng, bình quân từ 0.5-1 cm/năm và hiện tượng sụt lún bình quân 1cm/năm,…
Ngoài ra, Thành phố có hoạt động kinh tế lớn nhất cả nước, chiếm hơn 22% GDP cả nước song việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa vượt trội.
Cụ thể, số vốn bình quân đầu tư trên mỗi dự án chưa đạt 1 triệu USD; quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ chiếm gần 98% với số vốn đăng ký chỉ chiếm hơn 27% tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp trên địa bàn.
TP.HCM cũng là địa phương có năng suất lao động và thu nhập đầu người cao nhất cả nước, gấp 2.7 lần so với mức bình quân.
Thế nhưng, tỷ suất sinh lại thấp nhất cả nước (khoảng 1.3 trẻ/phụ nữ trong khi tỷ lệ bình quân trên cả nước là 2.1 trẻ/phụ nữ).
Ông Nguyễn Thành Phong nhận định, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố trong tương lai.
Và thách thức với TP.HCM còn đến từ tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp dù đã có vắc-xin điều trị.
Trên thế giới, số ca nhiễm và tử vong do đại dịch gây ra chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong khi đó, là Thành phố có độ mở lớn, hội nhập kinh tế quốc tế rộng sẽ luôn là một trong những địa phương chịu sự tác động mạnh nhất của đại dịch.

-
Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với tỉnh An Giang về vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại trong lựa chọn nhà thầu Dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
-
Phân định thẩm quyền liên quan đến phòng, chống ma túy khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
Cơ bản hoàn thành không gian trưng bày Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025
-
Ninh Bình kiện toàn tổ chức 4 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy -
Mở rộng đối tượng được đề nghị đặc xá dịp Quốc khánh 2/9 -
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ -
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng -
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia -
Dự toán kinh phí phục vụ tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”