-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Nộp ngân sách lớn nhất, tỷ lệ được giữ lại thấp nhất
Cuối tháng 4/2020, Báo Đầu tư có loạt bài “Siêu dự án trung ương và lời khẩn cầu từ TP.HCM” phản ánh những khó khăn, khốn khổ không chỉ của người dân, mà của cả chính quyền TP.HCM khi hàng loạt dự án lớn trên địa bàn ngưng trệ vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do thiếu vốn đầu tư. Liên quan vấn đề này, mới đây, một lần nữa, UBND TP.HCM có văn bản “khẩn cầu”, bởi những áp lực quá lớn trong đầu tư phát triển.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, Thành phố đang đối diện với hàng loạt khó khăn, thách thức lớn, đặc biệt là sự quá tải về hạ tầng kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng. Thành phố chỉ xây mới và cải tạo được 2.757 km/6.000 km hệ thống cống thoát nước (đạt 45,95% quy hoạch); nạo vét được 129 km/4.369 km kênh rạch (đạt 2,96%), trong khi đang chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng nước biển dâng và hiện tượng sụt lún.
Hạ tầng giao thông ở TP.HCM chậm được mở rộng và nâng cấp. Mật độ đường giao thông của Thành phố là 2,17 km/km2 (chỉ đạt khoảng 20% so với quy chuẩn mật độ đường đô thị), hệ thống giao thông kết nối liên vùng còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, chưa tương xứng với vị thế trung tâm liên kết của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
TP.HCM là địa phương có tỷ lệ đóng góp vào ngân sách lớn nhất cả nước (khoảng 27%), nhưng tỷ lệ được phân chia lại ngân sách… thấp nhất nước (từ năm 2017, tỷ lệ này chỉ còn 18%). Nhu cầu vốn để chi đầu tư phát triển hạ tầng và nhu cầu kinh phí để đảm bảo các chính sách, chế độ ngày càng tăng cao, gây áp lực lớn, tác động lớn đến sự phát triển nhanh hơn, bền vững hơn của Thành phố.
Kiến nghị được giữ lại 23% ngân sách
Trong văn bản kiến nghị gửi tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM cho biết, năm 2020, tiến hành xây dựng Đề án “Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025”, Thành phố đã tổ chức nhiều cuộc họp và xây dựng trên 12 kịch bản tỷ lệ điều tiết theo phương pháp nghiên cứu khoa học.
Kết quả dựa trên chuỗi số liệu từ các kịch bản cho thấy, phương án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM là 23% trong giai đoạn 2022 - 2025 (bằng với giai đoạn 2011 - 2016) cho kết quả tối ưu, đảm bảo đáp ứng được tất cả các tiêu chí.
Đặc biệt hơn, theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM được giữ nhiều ngân sách, thì số tiền nộp về ngân sách trung ương lại tăng so với trường hợp Trung ương vẫn giữ nguyên tỷ lệ điều tiết 18% ngân sách để lại cho TP.HCM. Tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 42 (tháng 7/2020), ông Nguyễn Thiện Nhân, khi đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM, đã phân tích, do TP.HCM là trung tâm có hiệu quả kinh tế cao nhất nước, năng suất gấp 2,8 lần bình quân cả nước; một đồng vốn công bỏ ra ở TP.HCM thu hút 10 - 14 đồng vốn đầu tư và mỗi năm tạo thêm 126.000 việc làm.
Sau đó, Thành ủy TP.HCM đã có Tờ trình kiến nghị Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025 là 23%, thay vì 24% như ban đầu.
Trong kiến nghị mới đây gửi tới Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM khẳng định: “Số thu ngân sách chuyển nộp về ngân sách trung ương tăng so với trường hợp Trung ương vẫn giữ nguyên tỷ lệ điều tiết 18% cho ngân sách TP.HCM”.
Từ đó, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng “ủng hộ chủ trương và quan tâm chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Thành phố và cơ quan liên quan hoàn chỉnh Đề án Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố, hoàn thiện tờ trình của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền thông qua Đề án trong năm 2021 nhằm tăng thu ngân sách chuyển về cho Trung ương và tạo tiền đề để Thành phố phát triển nhanh, bền vững”.
Đầu tư công cũng cần tăng vốn
UBND TP.HCM cũng cho hay, tại Công văn số 419/TTg-KTTH ngày 2/4/2021, Thủ tướng Chính phủ thông báo mức vốn dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn của TP.HCM là 156.483,2 tỷ đồng; trong đó vốn ODA vay lại là 14.873 tỷ đông, vốn ngân sách của Thành phố là 127.683 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương là 13.926 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua rà soát, số vốn ODA vay lại 14.873 tỷ đồng không đáp ứng nhu cầu vốn của các dự án ODA trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 (51.007 tỷ đồng).
Đối với vốn ngân sách TP.HCM, qua rà soát, tự cân đối ngân sách, Thành phố có thể bố trí vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn so với kế hoạch của Trung ương giao từ nguồn bán đấu giá các khu đất sạch, nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, quỹ nhà, đất tái định cư dôi dư, nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...
Từ các cơ sở trên, lãnh đạo TP.HCM cho rằng, đối với vốn ODA vay lại, Trung ương cần bố trí đủ theo các hiệp định vay đã ký kết và đang hoàn tất các thủ tục ký kết.
Đối với vốn ngân sách TP.HCM, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh tăng mức vốn dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế để UBND TP.HCM trình HĐND Thành phố quyết định theo nguyên tắc: cân đối nguồn vốn được đến đâu, sẽ bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn đến đó nhằm bố trí vốn cho các dự án trọng điểm của Thành phố.
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu