Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Giao vốn bảo trì cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là vi phạm Luật Ngân sách
Anh Minh - 22/04/2021 18:36
 
Có rất nhiều rào cản pháp lý liên quan đến việc việc giao vốn sự nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, kinh phí bảo trì đường sắt quốc gia mà Ngân sách Nhà nước phải đảm đương vào khoảng 2.500 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng trong khi chi phí thuê kết cấu mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trả cho nhà nước chỉ khoảng vài trăm tỷ đồng mỗi năm.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, kinh phí bảo trì đường sắt quốc gia mà ngân sách phải đảm đương vào khoảng 2.500 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng trong khi chi phí thuê kết cấu mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trả cho Nhà nước chỉ khoảng vài trăm tỷ đồng mỗi năm.

Theo thông tin của baodautu.vn, hôm nay (22/4), Bộ GTVT đã có công văn số 3509/BC – BGTVT báo cáo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc  triển khai xây dựng Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư.

Tại báo cáo này, một lần nữa Bộ GTVT tiếp tục bảo lưu quan điểm của bộ đối với 2 nội dung tại Đề án đang còn có sự khác biệt về quan điểm giữa các bộ ngành là việc giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt và thời gian giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý sử, dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại công văn số 3509, Bộ GTVT khẳng định luôn nghiêm túc thực hiện theo sự chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị (đặc biệt là Bộ Tư pháp) trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành khi xây dựng Đề án, đặc biệt là Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đường sắt và các Nghị định có liên quan.

“Mục tiêu cao nhất là đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế”, báo cáo do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký khẳng định.

Không tạo thêm nấc trung gian

Liên quan đến việc giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt, công văn số 3509 cho biết là từ ngày 29/9/2018 trở về trước, do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn còn là đơn vị trực thuộc nên Bộ GTVT giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho đơn vị này để thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

Sau ngày 29/9/2018, chức năng đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được chuyển từ Bộ GTVT sang Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ.

Tại thời điểm năm 2019, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ GTVT tiếp tục giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do dự toán năm 2019 đang trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi Nghị định số 131/2018/NĐ-CP có hiệu lực.

Tuy nhiên, vào tháng 11/2020, tại công văn số 13664/BTC – QLCS, Bộ Tài chính khẳng định, việc tiếp tục giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như các năm 2019, 2020 là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Ngân sách nhà nước, khoản 1 Điều 31 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP. Lý do được đưa ra là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không phải hộ ngân sách trực thuộc Bộ GTVT.

Trước đó, để giải quyết tạm thời vấn đề nêu trên, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội số 87/2019/QH14 ngày 14/11/2019, Chính phủ có Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/4/2020 để giao dự toán cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam năm 2020 như năm 2019 trở về trước. Đồng thời, tại Thông báo số 125/TB – VPCP ngày 25/3/2020, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Bộ GTVT chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện bố trí, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia từ năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật.”

Đối với việc giao vốn sự nghiệp cho bảo trì đường sắt Việt Nam, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; văn bản số 8412/VPCP-KTTH ngày 07/10/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; về việc giao dự toán, đến nay, Bộ GTVT đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác bảo trì đường sắt năm 2021, trong đó có việc hoàn thành xây dựng dự thảo quy chế phối hợp giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với Cục Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư.

Bộ GTVT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện bảo trì công trình đường sắt quốc gia năm 2021 để đảm bảo an toàn công trình và an toàn chạy tàu; đã phê duyệt kế hoạch và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho Cục Đường sắt Việt Nam để thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021.

Được biết, ngay từ đầu năm 2021, Cục Đường sắt Việt Nam đã dự thảo các hợp đồng đặt hàng bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tuy nhiên do Tổng công ty không thực hiện các chỉ đạo của Bộ GTVT, không phối hợp với Cục để hoàn thiện dự thảo hợp đồng đặt hàng, thậm chí chưa cho phép người đại diện phần vốn nhà nước tại 20 doanh nghiệp bảo trì ký hợp đồng đặt hàng với Cục Đường sắt Việt Nam để triển khai thực hiện.

“Việc giao dự toán cho Cục Đường sắt Việt Nam không phải là tạo thêm một khâu trung gian không cần thiết. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Cục Đường sắt Việt Nam có đủ thẩm quyền, năng lực để thực hiện nhiệm vụ này. Đây cũng là điều mà Bộ GTVT đã làm với công tác giao vốn bảo trì kết cấu tài sản do nhà nước đầu tư trong lĩnh vực đường bộ, hàng hải...”, ông Lê Hoàng Minh, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng – Bộ GTVT nhấn mạnh. 

Với vai trò là đơn vị duy nhất khai thác hệ thống đường sắt quốc gia, lẽ ra, VNR hoàn toàn có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội, thay vì chỉ còn nắm chưa đầy 0,48% thị phần vận tải hành khách và 0,17% thị phần vận tải hàng hóa.
Với vai trò là đơn vị duy nhất khai thác hệ thống đường sắt quốc gia, lẽ ra, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoàn toàn có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội, thay vì chỉ còn nắm chưa đầy 0,48% thị phần vận tải hành khách và 0,17% thị phần vận tải hàng hóa.

Tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nước

Trong quá trình trình triển khai xây dựng Đề án và thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 còn một số ý kiến khác nhau giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ GTVT.

Bộ Tư pháp cho rằng việc Bộ GTVT giao dự toán quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để tổ chức thực hiện là không trái với quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời, không phải giao qua các khâu trung gian không cần thiết, làm chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn chạy tàu.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại khẳng định việc giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt thực hiện công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia quốc gia cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không phù hợp với quy định Luật Ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 49). Về nội dung này, chỉ trong khoảng 1 năm (tháng 7/2019 – tháng 11/2020), Bộ Tài chính đã có tới 6 công văn bảo lưu quan điểm này, trong đó nhấn mạnh: việc đặt hàng bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019.

Bộ GTVT cho biết là bộ thống nhất ý kiến của Bộ Tài chính (Bộ quản lý chuyên ngành về tài chính), việc giao dự toán bảo trì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 49 Luật Ngân sách nhà nước, khoản 1 Điều 31 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP).

Đồng thời, Bộ GTVT đã thực hiện nghiêm Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 125/TB-VPCP ngày 25/3/2020 của Văn phòng Chính phủ: “Bộ GTVT ... thực hiện bố trí, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia từ năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật”, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Văn bản số 8412/VPCP-KTTH ngày 7/10/2020.

“Trường hợp năm 2021 giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thụ hưởng kinh phí nguồn sự nghiệp kinh tế năm 2021 thì tiếp tục phải có sự đồng ý của Thường vụ Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ”, lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.

Về cơ chế đặt hàng bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Bộ GTVT cho rằng, theo quy định của khoản 9 Điều 3 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công là việc cơ quan nhà nước chỉ định đơn vị sự nghiệp công lập; nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đáp ứng theo các yêu cầu, điều kiện đặt hàng của Nhà nước;.

Điều đáng nói là theo quy định tại Biểu 2, Phụ lục số 1 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường quốc gia là danh mục sự nghiệp công được thực hiện theo phương thức đặt hàng.

“Trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được Chính phủ đồng ý là đơn vị thực hiện đặt hàng bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thì phải sửa quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Bản thân Tổng công ty cũng phải bổ sung chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh. Tất cả những điều này, Bộ GTVT đã liên tục khuyến cáo nhưng Tổng công ty đã không thực hiện”, đại diện Bộ GTVT thông tin.

Cần phải nói thêm rằng, thời gian giao doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) quản lý sử, dụng tài sản kết cấu đường sắt quốc gia không tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đang có sự khác biệt về quan điểm giữa các Bộ, ngành.

Bộ Tư pháp cho rằng phương án giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đến năm 2030 nhằm tạo khoảng thời gian hợp lý để doanh nghiệp có thể lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả và phù hợp với đặc thù kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường quốc gia. Bộ Tư pháp chọn phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đến năm 2030.

Tuy nhiên, Bộ GTVT lại cho rằng, kết cấu của Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018 chủ yếu quy định nội dung quản lý tài sản của cơ quan quản lý nhà nước (Cục Đường sắt Việt Nam) được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia. Do đó, tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 46/2018/NĐCP, quy định chỉ giao tài sản kết cấu hạ tầng đường quốc gia cho doanh nghiệp theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước trong một thời gian nhất định.

Từ quy định nêu trên, Bộ GTVT thấy rằng giao Tổng công ty quản lý sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong thời gian 5 năm (2021-2025) là khoảng thời gian phù hợp để Bộ GTVT, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện các nội dung như: hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, khai thác, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; kiện toàn cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt Việt Nam cho phù hợp để quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

“Hiện Đề án quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng hàng không đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam quản lý, sử dụng không tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp với thời gian là 5 năm”, Bộ GTVT thông tin và cho biết Bộ Tài chính cũng thống nhất với việc chỉ giao Tổng công ty Đường sắt quản lý tài sản đường sắt quốc gia trong giai đoạn 2020 – 2025.

“Do còn nhiều ý kiến khác nhau giữa Bộ Tư pháp và các Bộ quản lý chuyên ngành cũng như việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chưa phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện công tác bảo trì đường sắt năm 2021, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức họp thống nhất ý kiến giữa các Bộ, ngành và xem xét các tồn tại, khó khăn, vướng mắc nêu trên, quyết định phê duyệt Đề án làm căn cứ để triển khai, thực hiện”, công văn số 3509 nêu rõ.

Những “ao tù” tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Việc đóng mình trong không gian bao cấp quá lâu mà không có sự giám sát, phản biện cần thiết đã biến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành “ao...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư