-
“Khoán tăng trưởng” gắn với phân quyền, phân cấp -
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương -
Đà Nẵng phát triển ngành tài chính - ngân hàng phục vụ Trung tâm tài chính khu vực -
TP.HCM lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA đạt thấp -
Việt Nam đóng vai trò ngày càng lớn trong tái cấu trúc cục diện địa chính trị -
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. |
“Năm 2020, là năm cuối của nhiệm kỳ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng khi phải làm cho được nhiệm vụ kép”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ.
Nhiệm vụ kép, theo Bộ trưởng, đó là một mặt đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục có sự bứt phá hơn nữa, không chỉ là phấn đấu tiếp tục đạt kết quả toàn diện của năm 2020 mà còn phải về đích thành công, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược 10 năm (2011-2020) và Kế hoạch 5 năm (2016-2020).
Mặt khác, xác định năm 2020 chính là nền tảng, tạo đà thuận lợi cho cả chặng đường phát triển sắp tới của đất nước, cụ thể là Kế hoạch 5 năm (2021-2025), Chiến lược 10 năm (2021-2030) và tầm nhìn đến năm 2045, nên càng phải bứt phá hơn nữa.
“Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của năm 2020, trong năm 2020, với phương châm “Khơi thông điểm nghẽn - Giải phóng nguồn lực - Hành động hiệu quả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo, đổi mới và hành động quyết liệt hơn nữa, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Theo đó, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, Bộ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Bộ và cũng là những nội dung quan trọng của cả nền kinh tế.
Trước hết, dành ưu tiên cao nhất, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò là cơ quan thường trực của Tổ Biên tập, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong việc nghiên cứu, xây dựng Báo cáo Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Thứ hai, tập trung cao độ mọi nguồn lực và thời gian cho công tác thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, xuyên suốt của toàn ngành và cũng là nhiệm vụ cốt lõi của nền kinh tế.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý và tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp triển khai công nghệ, mô hình kinh doanh mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Bên cạnh đó, sớm hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế đặc thù, vượt trội đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia nhằm hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ…
Bên cạnh đó, Bộ sẽ tổ chức lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương xây dựng hoặc kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các ngành, lĩnh vực và địa phương, phục vụ Đại hội Đảng các cấp và xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn tới.
Thứ ba, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phát huy vai trò và thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ điều phối kinh tế vĩ mô, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong việc theo dõi, phân tích tình hình, chủ động xây dựng, cập nhật các kịch bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tham mưu các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh thế giới được dự báo là còn chứa đựng nhiều yếu tố khó lường…
Thứ tư, sẽ phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tập trung cụ thể hóa các giải pháp nhằm tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ năm, sẽ thực hiện đổi mới cơ chế huy động, phân bổ, sử dụng để khơi thông các nguồn lực cho phát triển. Trong đó, tập trung tổ chức triển khai hiệu quả Luật Đầu tư công năm 2019, kế hoạch đầu tư công năm 2020 và xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai; xây dựng các tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc và Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030, tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển; xây dựng định hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế giai đoạn 2021-2030…
Và thứ sáu, triển khai tốt công tác tổ chức đại hội các cấp trong Đảng bộ cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2020-2025) tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
“Hôm nay và mai sau, cùng với chặng đường phát triển đất nước trở nên cường thịnh, vì hạnh phúc của nhân dân, sứ mệnh, trọng trách tiếp tục đặt lên vai những người làm Kế hoạch và Đầu tư, đòi hỏi toàn ngành phải nâng mình lên một tầm cao mới; trang bị cho mình một tư duy đột phá, một tầm nhìn chiến lược; không ngừng đổi mới và cải cách”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu.
Ông cũng khẳng định rằng, Bộ cũng ý thức được rằng, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết; chất lượng tăng trưởng cũng như năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh tuy đã có cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu; kết quả của sự đổi mới về thể chế, pháp luật, chính sách mới chỉ ở tầm cao mà chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa đi sâu xuống cấp dưới, xuống từng doanh nghiệp; tình trạng trì trệ còn chưa được khắc phục…
Do vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ luôn cầu thị, lắng nghe và tiếp thu để ngày càng hoàn thiện hơn, quyết tâm giữ vững ngọn cờ cải cách, đổi mới, dũng cảm vượt qua chính mình, vì lợi ích chung của đất nước, không vì lợi ích cục bộ, dám nghĩ, dám làm, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước.
-
“Khoán tăng trưởng” gắn với phân quyền, phân cấp -
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương -
Quy định mới về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam thực hiện Hiệp định CPTPP -
Đà Nẵng phát triển ngành tài chính - ngân hàng phục vụ Trung tâm tài chính khu vực
-
TP.HCM lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA đạt thấp -
Việt Nam đóng vai trò ngày càng lớn trong tái cấu trúc cục diện địa chính trị -
Quảng Trị và doanh nghiệp Italia hợp tác lĩnh vực tạo lập tín chỉ carbon -
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết -
Chính phủ thông qua 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương -
TP.HCM nghiêm cấm việc tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp -
Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green