
-
Quảng Trị bổ nhiệm các giám đốc sở sau sáp nhập
-
HĐND TP.HCM thành lập 15 sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố
-
TP.HCM kiến nghị bố trí nhà công vụ cho cán bộ được điều động, luân chuyển công tác
-
Ông Đoàn Minh Dũng được bổ nhiệm làm Trưởng Thuế TP.HCM
-
Gia Lai công bố loạt lãnh đạo sở, ngành sau sáp nhập -
Đà Nẵng vào giai đoạn bước ngoặt, năm then chốt trong kế hoạch 5 năm
![]() |
6 tháng, TP.HCM thu ngân sách đạt 48,43%. |
Cụ thể, số liệu trên được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra tại Hội nghị tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 diễn ra ngày 19/7. Theo ông Phong, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 193.310 tỷ đồng, đạt 48,43% dự toán, tăng 7,04% so cùng kỳ.
Trong đó, thu nội địa 121.825 tỷ đồng, đạt 44,74% dự toán, tăng 2,17% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 11.949 tỷ đồng, đạt 66,38% dự toán, tăng 2,8% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 59.500 tỷ đồng, đạt 54,69% dự toán, tăng 19,78% so cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện là 23.673 tỷ đồng, đạt 26,64% dự toán, tăng 6,62% so cùng kỳ.
Trong đó, chi đầu tư phát triển 7.032 tỷ đồng, đạt 20,1% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố thông qua (33.170 tỷ đồng); chi thường xuyên 15.342 tỷ đồng, đạt 32,35% dự toán, tăng 12,75% so cùng kỳ.
Cũng theo báo cáo của người đứng đầu UBND TP.HCM thì trong 6 tháng qua Thành phố có 21.618 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 342.565 tỷ đồng (bằng 99,9% số lượng doanh nghiệp và tăng 34,2% về vốn đăng ký so cùng kỳ).
Có 63.492 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 141.562 tỷ đồng (tăng 1,2% số lượng doanh nghiệp và bằng 61,8% về vốn điều chỉnh so cùng kỳ).
Phân theo ngành nghề về số lượng thì bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất (35,4%); tiếp theo là khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 10,6%; xây dựng chiếm 9,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 9,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 7,4%.
Phân theo ngành nghề về vốn đăng ký thì hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (4%); tiếp theo là xây dựng chiếm 18,8%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 14,7%; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 12,6%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 5,2%.
Phân theo loại hình về số lượng thì Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (86,4%); Công ty cổ phần chiếm 12,8%; Doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,7%; Công ty hợp danh chiếm 0,01%.
Tổng kết 6 tháng qua, Thành phố có 2.385 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng 21,4% so với cùng kỳ; có 6.067 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 20,8% so với cùng kỳ.

-
Ông Đoàn Minh Dũng được bổ nhiệm làm Trưởng Thuế TP.HCM -
Gia Lai công bố loạt lãnh đạo sở, ngành sau sáp nhập -
Đà Nẵng vào giai đoạn bước ngoặt, năm then chốt trong kế hoạch 5 năm -
HĐND TP.HCM mới họp kỳ đầu tiên: Quyết tâm đưa Thành phố trở thành siêu đô thị xứng tầm -
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 7/2025 -
Ninh Bình tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh đầu tiên sau sáp nhập -
Bổ nhiệm lãnh đạo quản lý 12 Viện Kiểm sát khu vực tại TP. Hà Nội
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh