
-
KSB đầu tư 4.200 tỷ đồng vào Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng
-
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới
-
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh
-
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025): Kỳ vọng những sáng kiến đột phá -
CT Group ra mắt bản thiết kế chip gây "rúng động" thị trường
![]() |
6 tháng năm 2021, sản xuất thép cán đã tăng tới 61,6% sản phẩm với cùng kỳ |
Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại 6 tháng đầu năm 2021 của Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi.
Kết quả tăng trưởng trong điều kiện nhiều doanh nghiệp sản xuất đặt tại các KCN bị giãn cách do dịch lần thứ 4 bùng phát cho thấy, từng cơ sở công nghiệp đã tự đánh giá sự an toàn của cơ sở và xây dựng tốt phương án duy trì sản xuất theo từng cấp độ, thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sản xuất an toàn không để ngưng trệ, gãy chuỗi sản xuất.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6/2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 4,9% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,1%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6%.
Tính chung 6 tháng năm 2021, ước tính IIP tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,6% tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6%.
Chỉ số sản xuất 6 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, sản xuất kim loại tăng 37%; xe có động cơ tăng 33,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11,2%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 10,6%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,1%.
Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số giảm như khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,1%; khai thác than cứng và than non giảm 4,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 6 tháng năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, điển hình là thép cán tăng 61,6%; ô tô tăng 50%; linh kiện điện thoại tăng 38,8%; phân hỗn hợp NPK và điện thoại di động cùng tăng 18,1%; sắt, thép thô tăng 16,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 11,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 10,3%; xe máy tăng 11,5%; giày, dép da tăng 11,4%; điện sản xuất tăng 8,8%.

-
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025): Kỳ vọng những sáng kiến đột phá -
CT Group ra mắt bản thiết kế chip gây "rúng động" thị trường -
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2025 của HHV tăng mạnh, ước đạt 323 tỷ đồng -
Ưu đãi thuế quan là lợi ích nổi bật của Hiệp định EVFTA -
EVN tổ chức Đại hội Thi đua Yêu nước EVN lần thứ V -
Sáp nhập tỉnh, thành: Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng bước chuyển lớn cho phát triển kinh tế -
THIBIDI là doanh nghiệp Việt đầu tiên tham gia sự kiện CWIEME Berlin
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh