
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
-
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia
-
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp
Tình trạng dư thừa của số lượng lớn các sản phẩm xảy ra trong ngành hàng xà phòng là 75%, nước rửa chén là 72%.
Theo một báo cáo mới công bố, đây không phải là tình trạng riêng biệt của một ngành hàng, mà là thực trạng chung cần được giải quyết bởi toàn bộ doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
“Nhiều sản phẩm hơn không đồng nghĩa với kết quả kinh doanh tốt hơn, mà thậm chí tình trạng ngược lại còn có thể xảy ra. Vì nếu các nhà sản xuất quá tập trung vào sản xuất và tạo không gian trưng bày cho các sản phẩm không tạo giá trị gia tăng, họ sẽ vô tình để chính những sản phẩm đó “nuốt” mất phần biên lợi nhuận của mình”, bà Didem Sekerel Erdogan, chuyên gia nghiên cứu nhận định.
![]() |
Nước ngọt có ga là 1 trong 3 ngành hàng có số lượng lớn SKUs hoạt động kém hiệu quả, cùng với xà phòng và nước rửa chén |
Ngoài ra, bình quân có khoảng 162 sản phẩm mới trong một ngành hàng được tung ra mỗi năm tại Việt Nam nhưng gần 30% sản phẩm có triển vọng cao không nhận được điều kiện hỗ trợ thỏa đáng để phát huy tối đa tiềm năng.
Theo hãng tư vấn quản lý Bain & Company (Mỹ), nếu giảm 10% - 20% SKUs có thể tiết kiệm tới 10% chi phí sản xuất, 10% chi phí vận hành chuỗi cung ứng, 10% chi phí kho và 5% cho hoạt động tối ưu hóa nguyên liệu thô và chi phí bao bì.
Việc hợp lý hóa danh mục sản phẩm không chỉ là câu chuyện về loại bỏ những SKUs có doanh thu thấp mà đòi hỏi một cách tiếp cận linh hoạt và dựa trên dữ liệu.
Các nhà phân tích cho rằng, bây giờ là khoảng thời gian tốt nhất để các nhà sản xuất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh nhìn lại và hợp lý hóa danh mục sản phẩm của mình, nhằm tối ưu hóa các khoản lợi nhuận và chi phí.
Bởi nếu đánh giá trên quy mô toàn cầu, những ngành hàng có số lượng SKUs hoạt động kém hiệu quả tại các thị trường mới nổi và đang phát triển, có thể thấy trung bình 75% SKUs lại đóng góp chưa tới 2% doanh thu toàn bộ ngành hàng.
Trong đó, đồ uống, mì ăn liền, sô cô la và chất tẩy rửa là một trong những ngành hàng có nhiều SKUs hoạt động kém hiệu quả nhất tại 15 thị trường như Nga, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Ả Rập Saudi, Hy Lạp, Malaysia, Úc, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp -
Bưởi Việt chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc: Bước ngoặt mới cho nông sản Việt -
Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo lớn cho Philippines -
Mặt bằng bán lẻ chịu áp lực khi hành vi mua sắm đảo chiều
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu