
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
![]() |
Kantar Worldpanel Việt Nam cho rằng, thị trường FMCG đang lấy lại đà, nhờ sự gia tăng về sản lượng tiêu thụ |
Báo cáo thị trường mới nhất của Kantar Worldpanel Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam trong 11 tháng năm 2019 tiếp tục biểu hiện triển vọng lạc quan với việc kiểm soát tốt về tăng trưởng CPI cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng.
Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng vững chắc 7% và có nhiều khả năng vượt qua mục tiêu 2019.
Về lâu dài, thị trường FMCG đang lấy lại đà, nhờ sự gia tăng của sản lượng tiêu thụ. Đáng chú ý, khu vực thị trường nông thôn đã trở lại mức tăng trưởng hai con số trong ngắn hạn, hứa hẹn sẽ đạt được doanh số tăng trưởng ấn tượng hơn dự báo của hồi đầu năm 2019.
Đặc biệt, Kantar Worldpanel cũng nhấn mạnh, trong xu hướng hàng năm, sự tăng trưởng lành mạnh được quan sát trên tất cả các lĩnh vực FMCG chính. Trong đó, ngành hàng chăm sóc cá nhân tiếp tục vượt trội tại khu vực thành thị gồm 4 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ, trong khi ngành sữa tăng mạnh một cách ấn tượng ở nông thôn và đang dẫn đầu sự tăng trưởng của thị trường.
Trong ngắn hạn, nước giải khát là động lực tăng trưởng thứ hai tại thị trường nông thôn bên cạnh mảng sữa, tuy nhiên, mảng sản xuất kinh doanh nước giải khát được nhận định vẫn cần nhiều nỗ lực hơn để nâng cao mức tiêu thụ ở thị trường thành thị, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Các lĩnh vực khác duy trì tăng trưởng tích cực trong cả hai lĩnh vực.
"Ngành chăm sóc tại nhà chứng kiến sự phát triển liên tục ở cả thị trường thành thị và nông thôn với thành tựu nổi bật là phòng tắm và vệ sinh nhà vệ sinh. Danh mục này có mức tăng trưởng hai chữ số về cả giá trị và khối lượng tiêu thụ bằng cách thêm người tiêu dùng mới vào cơ sở tiêu dùng của mình. Ngành hàng này vẫn còn dư địa để tăng trưởng tốt hơn nữa", Kantar Worldpanel Việt Nam phân tích.
Về kênh mua sắm, báo cáo này chỉ ra rằng, hầu hết các kênh bán lẻ đều tăng trưởng tốt ở khu vực thành thị. Kênh hiện đại không chỉ cho thấy tiến độ phát triển tốt ở thành thị mà thú vị hơn là mô hình bán lẻ quy mô lớn còn đang gia tăng thị phần ở khu vực nông thôn, một phần nhờ sự gia tăng tần suất mua sắm và giá trị giỏ hàng.
Hàng tiêu dùng nhanh hoặc hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) là nhóm sản phẩm giá thấp được tiêu thụ, quay vòng và hết hạn nhanh chóng trong vòng một năm, thông thường là trong vòng một vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, ví dụ như đồ uống nhẹ, đồ dùng vệ sinh và các mặt hàng tạp hóa.

-
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower