Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Tiêu điểm đầu tư tuần qua:
8 dự án điện gió mới tại Quảng Trị và thành phố “thiên đường du lịch” Phú Quốc
Hạnh Nguyên (tổng hợp) - 12/12/2020 07:30
 
Một tuần, Quảng Trị cấp chủ trương 8 dự án về điện gió; Sẽ thành lập thành phố “thiên đường du lịch” - Phú Quốc…

Đó là những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

ADB: Việt Nam vững bước tiến tới phục hồi tăng trưởng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tin rằng, Việt Nam sẽ vượt qua thách thức của đại dịch, vững bước trên con đường tiến tới phục hồi và thịnh vượng.

Xuất khẩu của Việt Nam vẫn là một điểm sáng, với thặng dư thương mại đầy ấn tượng 20,1 tỷ USD trong 11 tháng năm 2020.
Xuất khẩu của Việt Nam vẫn là một điểm sáng, với thặng dư thương mại đầy ấn tượng 20,1 tỷ USD trong 11 tháng năm 2020.

Trước tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, ADB dự báo tăng trưởng của các nước Đông Á giảm từ 5,4% trong năm 2019 xuống -0,7% trong năm 2020 nếu bệnh dịch được kiểm soát trong quý III/2020. Theo đó, kinh tế Việt Nam dự báo đạt mức tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 và sẽ bứt phá đạt mức 6,3% trong năm 2021 (nằm trong số rất ít các quốc gia duy trì được tăng trưởng dương và ở mức cao trong khu vực).

Dự báo trên được đưa ra phần lớn là do thành công của Việt Nam trong kiểm soát Covid-19. Việc khống chế đại dịch có hiệu quả, đặc biệt là nhanh chóng kiểm soát được làn sóng bùng phát lần thứ hai vào tháng 7 đã cho thấy Việt Nam có năng lực và kinh nghiệm để ứng phó với các đợt bùng phát mới. Điều này như một sự khích lệ mạnh mẽ các hoạt động kinh tế hướng tới sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế trong nước, đồng thời củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Sau khi bật tăng trở lại trong tháng 5 và tháng 6, rồi bị chững lại do đại dịch bùng phát lần thứ hai vào tháng 7, du lịch trong nước đang từng bước phục hồi. Trong tháng 11, các hoạt động vận tải tăng 2,3% so với tháng trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã tăng 8,5% trong tháng 11/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Về dài hạn, thị trường nội dịa với gần 100 triệu người tiêu dùng cũng như lực lượng lao động trẻ sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng.

Bất chấp những khó khăn do đại dịch, xuất khẩu của Việt Nam vẫn là một điểm sáng, với thặng dư thương mại đầy ấn tượng 20,1 tỷ USD trong 11 tháng năm 2020. Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP và mới đây là RCEP đã và sẽ là những kênh đầu tư - thương mại quan trọng để Việt Nam có thể tối đa hóa những lợi ích từ sự dịch chuyển và cơ cấu lại các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của dòng thương mại và đầu tư toàn cầu cũng như trong khu vực.

Cùng với những tiến bộ trong việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin trên thế giới, nhu cầu bên ngoài đã và sẽ dần phục hồi vào năm 2021, rất có lợi cho một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam cũng đã và đang dần thích nghi trong điều kiện “bình thường mới”, chung sống với đại dịch.

Trong bối cảnh đầu tư tư nhân, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm 16,9% trong 11 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, Chính phủ và các bộ, ngành, các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp, giải quyết các vấn đề khúc mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, góp phần quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 406.800 tỷ đồng, bằng 79,3% kế hoạch năm và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.

Nói đến thành tích duy trì đà tăng trưởng và tạo nền tảng vững chắc cho phục hồi sau đại dịch, không thể không nói đến sự năng động của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam thích nghi với hoàn cảnh mới, như tham gia sản xuất những linh kiện, phụ tùng mà trước đây phải nhập khẩu từ bên ngoài. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất các trang thiết bị y tế, khẩu trang y tế… phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thời gian qua, Chính phủ đã có những tham vấn về các giải pháp chiến lược cho phục hồi kinh tế sau đại dịch và phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2030, bao gồm tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng thể chế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nâng cao năng suất lao động, áp dụng khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng… Đây cũng là những lĩnh vực mà ADB sẽ lồng ghép khi xây dựng Chiến lược Đối tác quốc gia với Việt Nam giai đoạn 2021-2025 được dự kiến thông qua vào tháng 8/2021.

Chiến lược Đối tác quốc gia của ADB sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam thực hiện các ưu tiên trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, cũng như Chiến lược Phát triển 2021-2030. Trọng tâm ưu tiên của chiến lược này là hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch, phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng đô thị, hỗ trợ ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai, xóa nghèo, khuyến khích bình đẳng giới, hỗ trợ phát triển y tế, giáo dục, chuyển đổi cơ cấu, đổi mới sáng tạo và phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

UBND tỉnh Điện Biên thúc ACV tăng tốc triển khai xây dựng sân bay Điện Biên

Lãnh đạo tỉnh Điện Biên cam kết tạo những điều kiện tốt nhất để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư sân bay Điện Biên.

Tại sân bay Điện Biên, hiện chỉ có VASCO khai thác hai đường bay từ Hà Nội, Hải Phòng bằng tàu bay ATR72.
Tại sân bay Điện Biên, hiện chỉ có VASCO khai thác hai đường bay từ Hà Nội, Hải Phòng bằng tàu bay ATR72.

Đích thân ông Lê Thành Đô - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên vừa ký công văn gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư mở rộng cảng hàng không Điện Biên.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đề nghị ACV khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ dự án, trình UBND tỉnh và các bên có liên quan xem xét, trình Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Để có đủ cơ sở, số liệu phục vụ công tác lập dự án đầu tư đảm bảo chất lượng, UBND tỉnh Điện Biên mời lãnh đạo ACV tổ chức khảo sát thực địa, làm việc cụ thể với lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan để thống nhất phương án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

“UBND tỉnh Điện Biên sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh tập trung tối đa nhân lực để phối hợp, tổ chức thẩm định dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ theo yêu cầu”, ông Lê Thành Đô cho biết.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 382/TB – VPCP ngày 25/11/2020 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về các dự án cảng hàng không: Điện Biên, Phan Thiết và Tân Sơn Nhất.

Cụ thể, Thông báo số 382 nêu rõ, hiện nay ACV đang quản lý, khai thác 21 cảng hàng không trên toàn quốc, trong đó có Cảng hàng không Điện Biên. ACV có trách nhiệm tính toán hiệu quả khai thác tổng thể hệ thống cảng hàng không, thực hiện đầu tư, quản lý bảo đảm lợi ích cao nhất.

Với việc Nhà nước đang nắm giữ 95,4% vốn điều lệ nên theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, ACV là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, Phó Thủ tướng thống nhất giao ACV thực hiện đầu tư mở rộng Cảng hàng không Điện Biên để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, bảo đảm quốc phòng - an ninh, hiệu quả tổng thể của hệ thống hạ tầng hàng không do ACV quản lý.

«ACV có trách nhiệm lập dự án đầu tư và trình phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, pháp luật về đầu tư xây dụng và pháp luật có liên quan», Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Vào ngày 30/10/2020, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có công văn số 11000/BGTVT – KHĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao ACV triển khai đầu tư mở rộng Cảng hàng không Điện Biên bằng nguồn vốn doanh nghiệp (có phân kỳ đầu tư); đồng thời xác định đây là nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao cho ACV.

Bộ GTVT cho biết, dù chưa đem lại hiệu quả tài chính cho ACV nhưng việc đầu tư Khu bay mới với chi phí khoảng 1.539 tỷ đồng sẽ giúp cảng hàng không Điện Biên sẽ khai thác được thêm nhiều đường bay trực tiếp với các đầu tầu kinh tế lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng bằng các tàu bay phản lực như A320/A321, góp phần thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Mặc dù chưa đem lại hiệu quả tài chính cho ACV nhưng việc đầu tư Khu bay mới sẽ khai thác được các tàu bay tầm trung như A320/A321, giúp mở rộng đường bay đi và đến Điện Biên, chi phí khai thác tàu bay rẻ hơn, giá thành hạ, qua đó làm tăng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, góp phần thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Trong trường hợp được giao đầu tư cả Khu bay và Khu hàng không dân dụng, mặc dù chưa đem lại hiệu quả tài chính cho ACV, nhưng với tổng mức đầu tư khoảng 1.539 tỷ đồng không phải là lớn so với năng lực của ACV nên sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính toàn mạng cảng hàng không của ACV.

Về khả năng cân đối vốn, Bộ GTVT cho biết là trên cơ sở đánh giá tác động của đại dịch Covid-19, ACV đã nghiên cứu phương án trước mắt sẽ đầu tư Khu bay mới và cải tạo, mở rộng, tận dụng nhà ga hành khách hiện hữu để giảm chi phí đầu tư trong giai đoạn này. Việc đầu tư xây mới nhà ga hành khách theo quy hoạch sẽ được thực hiện trên cơ sở đánh giá hiệu quả khai thác trong giai đoạn tiếp theo.

TP.HCM chỉ mới giải ngân đầu tư công hơn 60%

Tính đến hết ngày 4/12/2020, tổng vốn đầu tư công đã giải ngân của TP.HCM được kho bạc Nhà nước Thành phố xác nhận là hơn 27.248 tỷ đồng, hơn 60% kế hoạch được giao.

TP.HCM đặt mục tiêu đến tháng 10 giải ngân được 80% nhưng đến nay giải ngân chỉ đạt hơn 60% (ảnh: Trọng Tín)
TP.HCM đặt mục tiêu đến tháng 10 giải ngân được 80% nhưng đến nay giải ngân chỉ đạt hơn 60% (ảnh: Trọng Tín)

Trước đó, TP.HCM đặt mục tiêu đến tháng 10 giải ngân được 80% nhưng đến nay giải ngân chỉ đạt hơn 60%.

Báo cáo tờ trình về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020 và kế hoạch đầu tư công năm 2021, tại kỳ họp thứ 23, HĐND TP.HCM khóa XI, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết, năm 2020, Thành phố được giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công hơn 45.010 tỷ đồng. Đến nay Thành phố đã giải ngân được 27.248 tỷ đồng.

Ông Hoan cho rằng, kết quả giải ngân năm 2020 mặc dù có hiệu quả tích cực hơn so với năm 2019, tuy nhiên, so với yêu cầu của Chính Phủ, lãnh đạp Thành phố và bối cảnh hiện nay thì vẫn chưa đạt yêu cầu, chủ yếu do tình hình triển khai thwucj hiện và giải ngân vốn ODA chưa đảm bảo theo tiến độ, ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của Thành phố với một số nguyên nhân.

Cụ thể, một số dự án ODA chưa xác định được giá trị vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương bằng tiền đồng. Thành phố sẽ giải trình và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thống nhất vấn đề này theo thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các chuyên gia nước ngoài không thể nhập cảnh vào Việt Nam và thiết bị, máy móc phục vụ cho dự án chưa thể nhập khẩu về Việt Nam.

Do tiến độ thực hiện dự án trước đây bị chậm, cần được rà soát chặt chẽ về pháp lý và kỹ thuật để đàm phán ký kết phụ lục hợp đồng với các Nhà thầy ảnh hưởng đến công tác thi công, nghiệm thu thanh toán và giải ngân. Ngoài ra, việc phê duyệt điều chỉnh dự án kéo dài dẫn đến tổ chức đấu thầu lại các gói thầu của Dự án.

Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ông Hoan cho biết, trong năm thành phố đã bố trí vốn để thực hiện cho 69 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư độc lập với tổng số vốn là 4.185 tỷ đồng, chiếm 12% tổng kế hoạch vốn ngân sách thành phố.

Tuy nhiên, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn thành phố nhìn chung còn chậm so với tiến độ dự kiến, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân của các dự án xây lắp liên quan.

Một nguyên nhân khác cũng được ông Hoan chỉ ra, là tại Nghị quyết số 84/NQQ-CP ngày 29/5/2020, Chính Phủ giao “Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên quan dự thảo Nghị quyết của Chính Phủ tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 68/2019/NĐ-CP...”.

Do đó, trong 6 tháng đầu năm 2020, một số dự án chưa thể phê duyệt dự án, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật do chưa có bộ đơn giá xây dựng và Nghị định số 68 còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Sau khi nhận được hướng dẫn của Bộ Xây dựng, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2207/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 về việc công vố giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; đơn giá nhân công xây dựng Qúy I và II/2020 trên địa bàn Thành phố để các dự án có cơ sở thực hiện phê duyệt dự án, phê duyệt báo cáo kỹ thuật.

Tuy nhiên, thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Xây dựng để có đủ cơ sở pháp lý thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

“Từ này đến hết niên độ ngân sách năm 2020, UBND Thành phố sẽ tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn, phấn đấu tỷ lệ giải ngân cả năm 2020 đạt từ 95% trở lên”, ông Hoan khẳng định.

Đòi lại quyền khai thác cảng biển lớn nhất Phú Quốc

Rất ít cơ hội để Công ty CP Đầu tư khai thác cảng biển An Thới giữ quyền quản lý, khai thác cảng biển lớn nhất tại Phú Quốc khi đã để xảy ra hàng loạt vi phạm hợp đồng.

Cục Hàng hải Việt Nam đã thể hiện sự quyết tâm giành lại quyền khai thác cảng biển lớn nhất tại Phú Quốc (Kiên Giang) khi đặt mục tiêu chấm dứt, thanh lý hợp đồng cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng An Thới với Công ty CP Đầu tư khai thác cảng biển An Thới ngay trong tháng 12/2020.

Trong Công văn số 4405/CHHVN-KCHTHH vừa gửi tới Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, đã tổ chức họp và có văn bản thông báo đến Bên thuê (Liên danh Công ty CP Dịch vụ vận tải Sài Gòn - Tranaco và Công ty CP Hàng hải và đầu tư phát triển Hiệp Phước - HPI); cùng Bên vận hành khai thác (Công ty CP Đầu tư khai thác cảng biển An Thới) về chủ trương chấm dứt Hợp đồng cho thuê khai thác cảng An Thới số 03/2014/HĐT theo hình thức Cục Hàng hải Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang đôn đốc Bên thuê thực hiện nghiêm các yêu cầu của Bên cho thuê liên quan việc sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng; nộp tiền thuê, tiền phạt chậm nộp tiền thuê kết cấu hạ tầng cảng An Thới.

Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị Bộ GTVT cho phép giao Cảng vụ hàng hải Kiên Giang thực hiện khai thác quản lý cảng biển An Thới, tạm dừng khai thác cảng đến khi lựa chọn được Bên thuê khai thác.

Trước đó, tháng 1/2020, Bộ GTVT đã có Công văn số 204/BGTVT-KCHT đồng ý đề xuất chấm dứt hợp đồng cho thuê kết cấu hạ tầng cảng An Thới của Cục Hàng hải Việt Nam.

Cụ thể, căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 14 Hợp đồng cho thuê khai thác cảng An Thới số 03/2014/HĐT, Bên A có quyền đơn phương chấp dứt Hợp đồng khi Bên B “vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng gây hậu quả trực tiếp đến việc thực hiện Hợp đồng”, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục làm rõ việc vi phạm không báo cáo về thay đổi thành viên sáng lập theo quy định của Hợp đồng đã gây hậu quả trực tiếp đến việc thực hiện Hợp đồng.

Phải nói thêm rằng, được sự chấp thuận của Bộ GTVT, vào cuối năm 2013, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi lựa chọn Bên thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển An Thới.

Căn cứ kết quả đấu thầu lựa chọn Bên thuê được Bộ GTVT phê duyệt, Cục Hàng hải Việt Nam và Liên danh Tranaco - HPI (đơn vị trúng thầu) đã ký kết Hợp đồng cho thuê quản lý khai thác cảng biển An Thới số 03/2014/HĐT ngày 25/1/2014, thời gian thuê từ năm 2014 đến năm 2043.

Theo Hợp đồng số 03, Tranaco - HPI được phép thuê kết cấu hạ tầng cảng An Thới bao gồm 1 bến 3.000 DWT; đường nội bộ cảng, sân ga, bãi đỗ xe, bãi chứa hàng; nhà ga, nhà dịch vụ, nhà văn phòng; kho hàng hóa; bến phao chuyển tải 30.000 DWT đường kính 4,5 m và phao báo hiệu khu nước… có nguyên giá 128 tỷ đồng trong thời gian 30 năm (2014 - 2043). Tổng giá trị Hợp đồng 03 khoảng 90 tỷ đồng được Bên thuê thanh toán hàng năm, tăng dần từ 172 triệu đồng vào năm 2014 lên khoảng 1,7 tỷ đồng vào năm 2019; 4,25 tỷ đồng vào năm 2043.

Trong công văn gửi Bộ GTVT vào tháng 2/2020, Cục Hàng hải Việt Nam đã thống kê một loạt vi phạm của Bên thuê gây hậu quả trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng. Những vi phạm này, theo lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam là đã được Bên cho thuê nhắc nhở nhiều lần, nhưng Bên thuê vẫn không sửa đổi và khắc phục.

Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, theo quy định của Hợp đồng, Bên thuê đã tiến hành thành lập công ty khai thác là Công ty TNHH Đầu tư khai thác cảng biển hàng hải An Thới, sau đó chuyển đổi thành Công ty CP Đầu tư khai thác cảng biển hàng hải An Thới, đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 8/4/2014, thành viên góp vốn tại Công ty khai thác gồm Tranaco (55%) và HPI (45%) để quản lý, khai thác cảng biển An Thới. Ngày 16/4/2014, Bên thuê lập Hợp đồng ủy quyền cho Công ty khai thác thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Hợp đồng thuê.

Tuy nhiên, từ 16/4/2015 đến 6/4/2016, Bên thuê đã 4 lần thay đổi thành viên góp vốn và tỷ lệ góp vốn tại Công ty khai thác mà không báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam. Đến ngày 6/4/2016, Liên danh Tranaco - HPI đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty khai thác cho Công ty CP Giao nhận vận tải U&I 20%, ông Hà Trí Duy 10%, Công ty CP Đầu tư khai thác cảng 70%.

Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, điều này đồng nghĩa, Bên thuê không còn quyền hành tại Công ty khai thác và không còn trách nhiệm đối với mọi hoạt động của Công ty khai thác. Việc làm này của Bên thuê là vi phạm khoản 1, Điều 9 và Điều 10 của Hợp đồng và dẫn đến việc quản lý khai thác cảng biển An Thới không hiệu quả; chậm trễ trong việc thanh toán tiền thuê hàng năm; không có đủ nguồn tiền để đầu tư trang thiết bị và duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản thuê; ngoài khoản tiền thuê cố định, Nhà nước không thu thêm được giá thu thay đổi, do kết quả kinh doanh hàng năm đều lỗ.

Bên thuê cũng được cho là vi phạm khoản 8, Điều 9 của Hợp đồng về việc thanh toán tiền thuê: chưa thanh toán 50% giá thu cố định năm 2019 (879 triệu đồng, hạn thanh toán: 15/12/2019); chưa thanh toán 50% giá thu cố định năm 2020 (1.012 triệu đồng, hạn thanh toán: 15/1/2020).

“Vi phạm này dẫn đến việc không thu được tiền thuê đúng hạn cho ngân sách nhà nước, nợ dồn tiền thuê dễ dẫn đến tình trạng khó chi trả”, Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá.

Đặc biệt, Bên thuê đã không duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ một số hạng mục của tài sản thuê, khiến tài sản bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Một số hạng mục tài sản phải tiến hành sửa chữa lớn thì mới khai thác được, nên tốn kém chi phí. Do đó, Bên thuê cố tình kéo dài thời gian không sửa chữa, dẫn đến giảm hiệu quả khai thác và giảm tuổi thọ của tài sản thuê.

Điều đáng nói là, kể từ khi ký kết Hợp đồng đến nay, Bên thuê chỉ đầu tư 1 trạm cân và không đầu tư thiết bị phục vụ khai thác cảng theo Phụ lục V của Hợp đồng, dẫn đến công năng khai thác của cảng An Thới không đáp ứng được mục tiêu đầu tư xây dựng.

Lý giải việc khai thác không hiệu quả cảng An Thới, Bên thuê cho rằng, hàng hóa được vận chuyển đến đảo Phú Quốc trong thời gian qua chủ yếu là vật liệu xây dựng. Trong khi đó, đường giao thông dẫn vào cảng An Thới đi qua khu chợ, nên việc vận chuyển hàng hóa ra vào cảng rất khó khăn. Vì vậy, khách hàng thường chọn các cảng tạm và bến thủy nội địa ở Nam đảo Phú Quốc với giá cước bốc xếp thấp, gần trung tâm, giao thông thuận tiện...

Nhận định này của Bên thuê được Bộ GTVT đánh giá là không hợp lý, bởi tháng 7/2019, Công ty CP Đầu tư khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển An Thới đã đề xuất chuyển nhượng khoảng 70% cổ phần cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc và cam kết vận hành, khai thác hiệu quả cảng này.

“Việc Công ty CP Đầu tư khai thác cảng biển An Thới xin tiếp tục khai thác cảng An Thới sau khi thanh lý hợp đồng là không đủ căn cứ để chấp thuận. Đề nghị Bộ GTVT sớm phê duyệt Đề án Cho thuê quyền khai thác cảng biển này để tổ chức thực hiện trong thời gian sớm nhất”, ông Nguyễn Đình Việt, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị.

IPP, Vietjet, Vietstar Airlines cùng xin tài trợ lập điều chỉnh quy hoạch Sân bay Tuy Hòa

Cả 3 đơn vị có uy tín trong ngành hàng không là Liên Thái Bình Dương, Vietjet và Vietstar Airlines đều đề nghị tài trợ không kèm điều kiện kinh phí lập quy hoạch sân bay Tuy Hòa.

Hiện Tuy Hoà là cảng hàng không cấp 4C, sân bay quân sự cấp I, công suất 100.000 khách và 1.000 tấn hàng hoá mỗi năm. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn đến năm 2030, cảng hàng không Tuy Hoà có công suất thiết kế dự kiến khoảng 3 triệu khách một năm và 5 triệu khách một năm đến năm 2050.
Hiện Tuy Hoà là cảng hàng không cấp 4C, sân bay quân sự cấp I, công suất 100.000 khách và 1.000 tấn hàng hoá mỗi năm. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn đến năm 2030, cảng hàng không Tuy Hoà có công suất thiết kế dự kiến khoảng 3 triệu khách một năm và 5 triệu khách một năm đến năm 2050.

UBND tỉnh Phú Yên vừa có công văn số 6062/UBND – ĐTXD đề nghị Bộ GTVT quan tâm cho triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tuy Hòa.

Trong công văn số 6062 đề ngày 3/12/2020, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết là địa phương này đã tiếp xúc và nhận được đề xuất của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương – IPP (tháng 8/2020); Công ty cổ phần Vietjet (tháng 10/2020) và Công ty cổ phần Hàng không Ngôi Sao Việt – Vietstar Airlines (tháng 11/2020). Các đơn vị này đều tự nguyện tài trợ kinh phí lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tuy Hòa, đồng thời sản phẩm quy hoạch sau khi được phê duyệt sẽ bàn giao cho cơ quan Nhà nước có liên quan tiếp nhận và quản lý.

“UBND tỉnh Phú Yên đề nghị Bộ GTVT xem xét lựa chọn đơn vị tài trợ và giao Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, tổ chức triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tuy Hòa”, công văn số 6062 nêu rõ.

Trong văn bản xin tài trợ kinh phí lập điều chỉnh quy hoạch, ông Nguyễn Hạnh – Chủ tịch IPP cho biết, việc tài trợ sẽ được thực hiện theo hình thức hợp đồng 3 bên, trong đó, đại diện UBND tỉnh Phú Yên là chủ hợp đồng; bên tư vấn lập quy hoạch và IPP là nhà tài trợ.

“Sau khi hoàn thiện sản phẩm quy hoạch, chúng tôi sẽ bàn giao cho cơ quam chính quyền để thực hiện các thủ tục phê duyệt và lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Hạnh cho biết.

Trước đó, vào tháng 8/2020, Bộ GTVT đã có công văn số 8023/BGTVT –KHĐT gửi UBND tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa trả lời về đề xuất của hai tỉnh đối với việc nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa.

Theo Bộ GTVT, để có cơ sở triển khai nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Hàng không Việt Nam đã trình Bộ GTVT phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch – dự toán công tác điều chỉnh Quy hoạch cảng hàng không Tuy Hòa. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới cân đối ngân sách nhà nước nên Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 và điều chỉnh giảm một số khoản chi thường xuyên.

Do vậy, nguồn ngân sách bố trí cho công tác thực hiện nhiệm vụ lập, điều chỉnh các quy hoạch cảng hàng không đang gặp khó khăn, Bộ GTVT chưa thể phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch nêu trên.

Dự kiến Bộ GTVT sẽ đề xuất bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 để thực hiện. Trong trường hợp UBND tỉnh Phú Yên có thể chủ động bố trí được nguồn kinh phí hợp pháp để tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tuy Hòa, Bộ GTVT ủng hộ và sẽ chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam, các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác lập, tiếp nhận, phê duyệt Quy hoạch.

“Sau khi Quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tuy Hòa được lập và phê duyệt, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo quy hoạch chi tiết, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng của địa phương”, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.

Giao Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gần 20.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông - Vận tải sẽ đóng vai trò là cơ quan Nhà nước thẩm quyền tại Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo hình thức hợp đồng PPP.

Hôm qua (7/12), Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1716/TTg - CN về việc triển khai Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Bình đồ tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Bình đồ tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý Bộ Giao thông - Vận tải là cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Thủ tướng giao Bộ Giao thông - Vận tải  tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan tại các văn bản nêu trên, rà soát, cập nhật nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và pháp luật có liên quan.

Vào cuối tháng 10/2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có tờ trình số 186/TTr – UBND gửi Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số nội dung tại tờ trình số 174/TTr – UBND ngày 20/10/2020 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo hình thức BOT.

Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao Bộ Giao thông - Vận tải là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng Dự án. Lãnh đạo tỉnh này cũng đề xuất người đứng đầu Chính phủ cân đối nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để tổ chức thực hiện Dự án.

Giải thích lý do của đề xuất này, ông Nguyễn Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa -  Vũng Tàu theo hình thức BOT thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông - Vận tải, đi qua địa bàn 2 tỉnh với diện tích đất thu hồi, tái định cư lớn nên việc phối hợp thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và dự báo sẽ kéo dài. Hơn nữa, việc tổ chức thực hiện các dự án PPP, loại hợp đồng BOT quy mô lớn như Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đòi hỏi phải có bộ máy quản lý có kinh nghiệm và chỉ đạo thống nhất.

Bên cạnh đó, phần vốn hỗ trợ của Nhà nước tại Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên tới 6.670 tỷ đồng vượt quá khả năng cân đối ngân sách của 2 tỉnh. Đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các dự án trọng điểm đang triển khai của 2 địa phương.

Trước đó, tại Tờ trình số 174/TTr – UBND, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án PPP đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn I.

Tuyến đường thuộc phạm vi Dự án giai đoạn I có chiều dài 53,7 km với điểm đầu kết nối tuyến tránh Quốc lộ 1 qua Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối giao với đường vành đai Tp. Bà Rịa (Quốc lộ 56), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Đồng Nai là 34,2 km và trên địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 19,5 km.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Thủ tướng cho phép đầu tư Dự án giai đoạn I theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, trong đó đoạn Biên Hòa - Long Thành có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường từ 24,75 m – 27 m; đoạn Long Thành - Tân Hiệp (nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành) có quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường từ 32,25 m – 34,5 m; đoạn Tân Hiệp - Phú Mỹ (nút giao với đoạn nhánh nối ra cảng Cái Mép - Thị Vải) có quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường từ 32,25 m - 34,5 m; đoạn Phú Mỹ - nút giao Quốc lộ 56 có quy mô 4 làn xe cao tốc, chiều rộng nền đường từ 24,75 - 27 m. Dự án dự kiến xây dựng 7 nút giao liên thông; 13 cầu vượt dòng chảy; 4 cầu vượt đường ngang và 19 đường ngang vượt cao tốc.

Theo tính toán sơ bộ, Dự án có tổng mức đầu tư là 19.012 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 9.115 tỷ đồng; chi phí giải phóng là 5.985 tỷ đồng...

Sẽ thành lập thành phố “thiên đường du lịch” - Phú Quốc

Trong Quy hoạch đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã xác định, Phú Quốc là trung tâm du lịch sinh thái đảo; trung tâm giao lưu, thương mại, dịch vụ của vùng, cả nước, khu vực và quốc tế.

Huyện đảo Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc - thiên đường du lịch, hòn ngọc quý, được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ.
Huyện đảo Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc - thiên đường du lịch, hòn ngọc quý, được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ.

Huyện đảo Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc - thiên đường du lịch, hòn ngọc quý, được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ.

Ngày mai, 9/12/2020, tại Phiên họp thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến trước khi quyết định thành lập TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

Nếu được thông qua, TP. Phú Quốc sẽ được thành lập trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số (179.480 người) của huyện đảo Phú Quốc hiện nay.

Huyện đảo Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc - thiên đường du lịch, hòn ngọc quý của Việt Nam, được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ nằm trên vùng biển Tây - Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia, Thái Lan và Malaysia; cách TP. Hà Tiên khoảng 45 km, cách TP. Rạch Giá khoảng 120 km luôn là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Lê Vĩnh Tân cho biết, để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Phú Quốc, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020, trong đó xác định đảo Phú Quốc là trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế; trung tâm giao lưu, thương mại, dịch vụ của vùng, cả nước, khu vực và quốc tế, có vị trí quan trọng về mặt an ninh và quốc phòng.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Kiên Giang, năm 2019, tổng giá trị sản xuất của Phú Quốc đạt 56.547 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng chiếm 40,41%; thương mại - dịch vụ chiếm 51,90%; tổng thu ngân sách đạt hơn 5.257 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện hiện có 320 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340.000 tỷ đồng; trong đó có 47 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư khoảng 13.504 tỷ đồng.

Trong những năm qua, Phú Quốc được biết đến là trung tâm du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao tầm cỡ khu vực, quốc tế với các khu du lịch hiện đại, thân thiện, an toàn; có các dịch vụ, giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, triển lãm - hội nghị quốc tế lớn như Vinpearl Land, Vinpearl Safari, cáp treo An Thới - Hòn Thơm, Casino Phú Quốc, JW Marriott Phú Quốc, Emerald Bay... Nhờ đó, năm 2018, Phú Quốc đón 2,55 triệu lượt khách du lịch, năm 2019 đạt hơn 3 triệu lượt, chiếm khoảng 60% lượng khách du lịch của tỉnh Kiên Giang.

Sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của Phú Quốc đã tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển chung của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo ông Tân, huyện đảo Phú Quốc vẫn thực hiện quản lý hành chính nhà nước theo mô hình chính quyền nông thôn, bộ máy chính quyền hiện nay không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, với nhiều vấn đề bất cập.

Các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đã làm tăng nhanh dân số cơ học trên địa bàn, điều này làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội cần tập trung giải quyết như quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện nước, nhà ở xã hội; quản lý về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và các tệ nạn xã hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Lê Vĩnh Tân, việc thành lập TP. Phú Quốc là cần thiết, nhằm thiết lập mô hình quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; tạo sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội và là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh đó, TP. Phú Quốc được thành lập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền ở khu vực biên giới trên biển.

Cũng theo ông Tân, việc thành lập TP. Phú Quốc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có sẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch tạo đà cho phát triển kinh tế xã - hội của huyện đảo Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. TP. Phú Quốc được thành lập sẽ tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo ra nhiều việc làm; thu hút lực lượng lao động chất lượng cao; phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, có sức thu hút đầu tư mạnh mẽ từ trong và ngoài nước; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Đánh giá tác động của Đề án thành lập TP. Phú Quốc, Chính phủ cho rằng, Phú Quốc là khu vực tách biệt với đất liền, qua đó điều kiện liên hệ kinh tế thương mại với khu vực còn hạn chế. Mặt khác, một số khu vực nằm tách biệt với trung tâm kinh tế của đảo điều kiện di chuyển từ đó khó khăn hơn, nền kinh tế phát triển có đặc thù riêng mang tính chất biển đảo, do đó cần nhiều giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư mới có thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cân bằng.

Việc thành lập TP. Phú Quốc sẽ kéo theo những ảnh hưởng nhất định đến môi trường, do hoạt động chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; sản xuất công nghiệp, xây dựng phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng nhanh của dân số cơ học cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ gây nên áp lực đáng kể về nhà ở, vệ sinh môi trường và bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn. Do vậy, sau khi thành lập TP. Phú Quốc, cần phải định hướng phát triển đô thị theo hướng bền vững, giải quyết đồng bộ các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường. 

Báo cáo Đánh giá tác động cũng cho rằng, sẽ có những khó khăn nhất định khi TP. Phú Quốc được thành lập. Đó là lưu lượng người nước ngoài và người từ các địa phương khác đến tham quan, du lịch, hợp tác, làm ăn, sinh sống, làm việc tại địa bàn tăng cao, đòi hỏi lực lượng công an phải tăng cường công tác quản lý trên địa bàn đối với các đối tượng cư trú, lưu trú, đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an toàn cho các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn.

Chính phủ "lo" cách hiểu khác nhau trong bố trí vốn đầu tư công chuyển tiếp

Dù vậy, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Nghị quyết của Quốc hội đã nói đủ hết, Chính phủ cứ mạnh dạn mà làm.

Toàn cảnh phiên thảo luận của Thường vụ Quốc hội (Ảnh Quốc hội).
Toàn cảnh phiên thảo luận của Thường vụ Quốc hội (Ảnh Quốc hội).

Chiều 10/12, Chính phủ đã báo cáo xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 cho các dự án đã thực hiện thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 3 của Nghị quyết số 129/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội về phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2021 đã giao Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo thứ tự ưu tiên đã được quy định trong Luật Đầu tư công, nghị quyết của Quốc hội và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan. Theo đó, quy định bố trí vốn cho các dự án đã thực hiện thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 129/2020/QH14 quy định không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện, thủ tục đầu tư theo quy định. Đối chiếu với quy định tại Điều 53 của Luật Đầu tư công thì dự án chỉ được bố trí vốn hằng năm khi đáp ứng 02 điều kiện: phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án đầu tư công khẩn cấp và đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Theo quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư công: Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, bao gồm tổng số vốn và cơ cấu vốn ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; danh mục, mức vốn của các chương trình, dự án đầu tư công, mức vốn cho nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và đối tượng đầu tư công khác nguồn vốn ngân sách trung ương.

Điều này dẫn tới cách hiểu khác nhau trong việc bố trí vốn kế hoạch năm 2021 cho các dự án có đủ điều kiện theo quy định.

Đó là, trường hợp hiểu điều kiện dự án có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công là bao gồm cả danh mục và mức vốn thì các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ được phép bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025, đã được bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch hằng năm nhưng chưa đủ mức vốn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch trung hạn; đảm bảo mức vốn bố trí phù hợp mức vốn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch trung hạn, trong đó ưu tiên dự án hoàn thành ngay trong năm 2021.

Với quy định này, nhiều dự án chuyển tiếp của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được bố trí đủ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn nhưng thiếu vốn so với tổng mức đầu tư sẽ không được giao kế hoạch năm 2021, tương tự đối với các dự án khởi công mới đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí vốn hằng năm; số vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để lại chưa phân bổ sẽ khá lớn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2021 của các dự án.

Tuy nhiên, nếu hiểu điều kiện dự án có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công là chỉ cần dự án có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, cần thiết tiếp tục thực hiện chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 thì các bộ, cơ quan trung ương và địa phương sẽ được phép bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư tính theo cơ cấu từng loại nguồn vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Do vậy, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội có hướng dẫn cụ thể đối với việc bố trí kế hoạch đầu tư vốn năm 2021 cho: Dự án đã có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, cần thiết tiếp tục thực hiện chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 chưa được bố trí đủ vốn theo tổng mức đầu tư nhưng đã được giao hết mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 và Dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí kế hoạch vốn hằng năm để khởi công mới và có thủ tục đầu tư trước 31/12/ 2020.

Đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng đề nghị của Chính phủ là cần thiết. Một số ý kiến cho rằng, đối chiếu với quy định của Luật Đầu tư công, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 129/2020/QH14 đã đủ cơ sở pháp lý để Chính phủ thực hiện phân bổ dự toán vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021, nội dung đã rõ ràng, không có cách hiểu khác. Vì vậy, việc Chính phủ đề nghị Thường vụ Quốc hội cho ý kiến là không cần thiết.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải giải thích, theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công, điều kiện để bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm là: Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án đầu tư công khẩn cấp; Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Với quy định tại Khoản 2, Điều 60, Quốc hội khóa mới sẽ xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn tại Kỳ họp thứ nhất (theo thông lệ, dự kiến tháng 7/2021), nên năm đầu tiên của giai đoạn trung hạn (năm 2021) chưa thể có kế hoạch đầu tư công trung  hạn 2021-2025. Nếu hiểu theo cách các dự án phải có trong kế hoạch đầu tư công trung  hạn giai đoạn 2021-2025  trước khi được bố trí kế hoạch vốn năm 2021 thì sẽ dẫn đến ách tắc, đa số các bộ, ngành, địa phương sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động đầu tư công đến sau thời điểm tháng 7/2021 (khi Quốc hội khóa XV quyết định kế hoạch đầu tư công trung  hạn  giai đoạn 2021-2025) là chưa đúng quy định của Luật Đầu tư công, sẽ dẫn đến sự đình trệ trong việc thực hiện đầu tư công và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Chính vì vậy, vấn đề này đã được lường trước tại Khoản 1, Điều 60 Luật Đầu tư công. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 129/2020/QH14 về phân bổ vốn ngân sách trung ương, đã giao Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và  các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ vốn theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Nghị quyết này. Theo đó, các dự án được phân bổ vốn phải tuân thủ thứ tự ưu tiên và đáp ứng điều kiện Chương trình, dự án, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước 31/12/2020.

Toàn bộ danh mục, mức vốn của các dự án được phân bổ năm 2021 sẽ được tổng hợp chung trong kế hoạch đầu tư công trung  hạn giai đoạn 2021-2025 trình Quốc hội khóa XV quyết định.

Điều hành nội dung thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chốt lại: Nghị quyết 129 đã lường hết những vấn đề Chính phủ đặt ra, đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện hướng dẫn phân bổ theo đúng luật.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết thêm là đã hỏi 1 số địa phương thì được trả lời là không có vướng mắc gì, vốn đã phân bổ xong rồi. Nghị quyết 129 đã tính hết rồi. Chính phủ cứ mạnh dạn mà làm, ông Hải nói.

Nghệ An “khai tử” dự án tỷ USD

Trong quá trình rà soát các dự án được triển khai trên địa bàn, tỉnh Nghệ An đã “khai tử” một số dự án tỷ USD, ưu tiên quỹ đất thu hút đầu tư các ngành công nghiệp sạch.

Gần 10 năm trước, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An (vùng Khu công nghiệp Đông Hồi thuộc Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An) được giới đầu tư biết tới là mảnh đất của các dự án triệu đô, tỷ đô. Thời điểm đó, hàng ngàn héc-ta đất nơi đây đã nhanh chóng được chuyển đổi, giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, sắt xốp. Tuy nhiên, sau đó, các nhà đầu tư đã nhanh chóng tìm bến đỗ mới mà không hề “làm tổ” ở đây như kỳ vọng…

Ông Lê Tiến Trị, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An cho biết, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã thống nhất báo cáo Văn phòng Chính phủ và Bộ Công thương cho dừng thực hiện Dự án Trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập và đưa ra khỏi Quy hoạch điện VII, không bổ sung vào Quy hoạch điện VIII.

“Ngoài lý do Dự án chậm tiến độ, tỉnh Nghệ An còn xét đến nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường (thực tế nhiều nhà máy nhiệt điện đã gây ô nhiễm môi trường) và chú trọng vấn đề phát triển bền vững (dành đất cho công nghiệp sạch và du lịch nghỉ dưỡng quốc tế)”, ông Trị cho biết.

Dự án Trung tâm điện lực Quỳnh Lập được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1359/QĐ-BCT ngày 20/3/2009, với tổng diện tích khoảng 283 ha thuộc quy hoạch Khu công nghiệp Đông Hồi. Dự án có tổng công suất lên đến 2.400 MW với 4 tổ máy, được chia thành 2 giai đoạn: Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I và Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập II, với quy mô 1.200 MW/nhà máy.

Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập I đã được Chính phủ giao Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản (TKV) làm chủ đầu tư vào năm 2009, được động thổ xây dựng vào tháng 10/2015. Dự án có tổng mức đầu tư 48.516 tỷ đồng (20% của chủ sở hữu TKV và các nhà đầu tư khác, 80% còn lại đi vay).

Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập II được thiết kế với tổng công suất 1.200 MW, gồm 2 tổ máy, dự kiến được triển khai trên diện tích đất 171 ha và khoảng 37 ha mặt nước, tổng mức đầu tư gần 2,5 tỷ USD. Dự án được Chính phủ giao nhà đầu tư Posco Energy (Hàn Quốc) nghiên cứu phát triển. Chủ đầu tư đã cùng các đơn vị tư vấn triển khai khảo sát địa hình, địa chất và trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chưa biết thời gian nào mới triển khai thực hiện.

Theo phản ánh của người dân, sau sự kiện động thổ Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập I, chủ đầu tư gần như không có động thái gì tiếp theo, quá trình giải phóng mặt bằng hiện chưa hoàn tất, điều kiện sinh sống của nhân dân vùng Dự án bị ảnh hưởng…

Trong khi đó, theo Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tháng 7/2010, Công ty TNHH Thép Kobe (Nhật Bản) đã phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Sản xuất sắt thép Kobelco tại Khu công nghiệp Đông Hồi với công suất 2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Thời điểm đó, nhà đầu tư cam kết, sau 2 năm thi công, Nhà máy sẽ đi vào hoạt động, đáp ứng nguồn nguyên liệu sắt xốp rất lớn cho thị trường trong và ngoài nước.

Thế nhưng, 10 năm trôi qua, dự án 1 tỷ USD được khởi công rầm rộ ngày nào vẫn không thể triển khai hoàn thành các hạng mục như đã đề ra, dù các bộ, ban, ngành cùng với tỉnh Nghệ An đã nhiều lần liên hệ chủ đầu tư để bàn giải pháp tháo gỡ. Vì vậy, tháng 6/2019, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2330/QD-UBND về việc chấm dứt hoạt động dự án này.

Gia hạn thời gian thực hiện Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được phép gia hạn thời gian thực hiện đến ngày 31/3/2021.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày liên tục, từ 12-31/12, để đánh giá an toàn, phục vụ công tác nghiệm thu.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày liên tục, từ 12-31/12, để đánh giá an toàn, phục vụ công tác nghiệm thu.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày liên tục, từ 12-31/12, để đánh giá an toàn, phục vụ công tác nghiệm thu.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 10137/VPCP – QHQT gửi Bộ GTVT, Bộ Tài chính truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về việc gia hạn thời gian thực hiện dự án và thời hạn rút vốn của Hiệp định vay bổ sung trị giá 1,598 tỷ NDT Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý gia hạn thời gian thực hiện Dự án và gia hạn thời gian  giải ngân của Hiệp định vay bổ sung như kiến nghị của Bộ GTVT. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan liên quan triển khai các thủ tục gia hạn theo quy định.

Vào tháng 11/2020, Bộ GTVT đã công văn số 11719/BGTVT – KHĐT xin Thủ tướng gia hạn thời gian thực hiện dự án và thời hạn rút vốn của Hiệp định vay bổ sung trị giá 1,598 tỷ NDT cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 380/TB-VPCP ngày 20/11/2020 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn thời gian thực hiện Dự án đến ngày 31/3/2021 và gia hạn thời gian giải ngân của Hiệp định vay ưu đãi Chính phủ bổ sung đến ngày 28/12/2022.

Dự án đường sắt đô  có chiều dài 13,05 km đi trên cao từ Cát Linh đến Hà Đông, đường đôi, khổ 1.435mm, khổ giới hạn tĩnh không 7,8m. Toàn tuyến có 12 nhà ga trên cao (bao gồm 2 ga trung chuyển là Cát Linh và Đại học Quốc gia). Tuyến khai thác 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa chuẩn B1 và 11 chuyên ngành thiết bị khác, khai thác với tần suất 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, tốc độ khai thác bình quân 35km/h.

Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 18.001 tỷ đồng tương đương 868,04 triệu USD, trong đó: vốn vay Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng tương đương 669,62 triệu USD gồm 3 Hiệp định vay (Hiệp định ưu đãi Chính phủ trị giá 1,2 tỷ Nhân dân tệ tương đương 169 triệu USD; Hiệp định ưu đãi bên mua trị giá 250 triệu USD và Hiệp định ưu đãi Chính phủ bổ sung trị giá 1,598 tỷ NDT tương đương 250,62 triệu USD); vốn đối ứng Việt Nam là 4.134 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 3136/QĐ-BGVT ngày 15/10/2008 của Bộ GTVT phê duyệt đầu tư dự án, thời gian thực hiện dự án 5 năm (từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013) nhưng do quá trình triển khai Dự án bị chậm do nhiều nguyên nhân nên Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn thời gian thực hiện Dự án. Trong lần gia hạn gần nhất (tháng 7/2018), Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, cho phép kéo dài thời gian thực hiện, hoàn thành Dự án đến quý I/2019. Thời gian bảo hành công trình là 24 tháng, quyết toán dự án trong năm 2021.

Hiện Dự án đã cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng gồm 13,05 km cầu cạn cho tuyến đường sắt trên cao, toàn bộ đường ray, các bộ ghi chạy tàu, toàn bộ 12 nhà ga kèm theo hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành, 16 đơn thể khu Depot kèm theo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh. Đã tiến hành nghiệm thu công trình thành phần cho 5/5 chuyên ngành xây dựng, 9/11 chuyên ngành thiết bị, còn 2 chuyên ngành đang hoàn tất các thủ tục để nghiệm thu (thiết bị công nghệ và đoàn tàu).

Tổng thầu Trung Quốc cũng đã hoàn thành việc mua sắm 13 đoàn tàu chuẩn B1, đã vận chuyển và lắp đặt tại dự án. Hiện chủ đầu tư đã giải ngân nguồn vốn ODA là 551,064/669,62 triệu USD, vốn đối ứng là 3.332,791/4.134,399 tỷ đồng.

Theo Bộ GTVT, trong suốt một thời gian dài, Ban quản lý dự án đường sắt và Tổng thầu trao đổi nhiều lần, nhưng vẫn không rõ được trách nhiệm liên quan những vấn đề như: duyệt thiết kế, tổ chức nghiệm thu... Trong quá trình đàm phán xây dựng kế hoạch hoàn thành Dự án, Tổng thầu luôn đưa ra những điều kiện ràng buộc nên Ban quản lý đường sắt chưa thống nhất được với Tổng thầu bằng văn bản về thời gian hoàn thành bàn giao.

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các nhân sự của Tổng thầu, Tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống không thể sang Việt Nam thực hiện hoàn thành các công việc còn lại của dự án.

Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ phối hợp của các Bộ, Ngành đến nay Tổng thầu, Tư vấn giám sát, Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống đã huy động hơn 100 nhân sự sang Việt Nam để thực hiện các công việc còn lại của Dự án, đồng thời Tổng thầu đã xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện hoàn thành các công việc trong tháng 12/2020, sau đó sẽ thực hiện công tác nghiệm thu, đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống và bàn giao Dự án. Dự kiến công tác này sẽ thực hiện hoàn thành trong quý 1/2021.

Apple toan tính lớn hơn với thị trường Việt Nam

Thông tin về việc Apple sẽ chuyển công đoạn lắp ráp iPad và MacBook sang Việt Nam đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, không dễ để các ông lớn công nghệ chọn Việt Nam làm nơi “đóng quân”.

Những đối tác lớn của Apple đều đang không ngừng mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy của Luxshare tại Nghệ An.
Những đối tác lớn của Apple đều đang không ngừng mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy của Luxshare tại Nghệ An.

Thông tin gây xôn xao dư luận trong những ngày gần đây, đó là theo yêu cầu của Apple, Foxconn, đối tác lớn nhất chuyên gia công các sản phẩm cho Apple, sẽ chuyển công đoạn lắp ráp iPad và MacBook sang Việt Nam. Lý do xuất phát từ việc công ty Mỹ muốn giảm ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ - Trung.

Đồng loạt các hãng thông tấn lớn của nước ngoài, từ Reuter, Bloomberg đã đưa thông tin này. Rằng Foxconn đang xây dựng nhà máy tại tỉnh Bắc Giang, dự kiến đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2021. Thậm chí, Bloomberg còn dẫn một nguồn tin thân cận từ Foxconn cho biết, công ty này đã thông báo khoản đầu tư mới 270 triệu USD vào Việt Nam để thực hiện kế hoạch này.

Nếu điều này là hiện thực, thì đó là tin mừng đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới có nhà máy lắp iPad. Hiện nay, toàn bộ iPad của Apple vẫn đang được lắp ráp tại các nhà máy ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, thông tin trên chưa được cả Apple lẫn Foxconn xác thực. Lãnh đạo Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (cơ quan quản lý chịu trách nhiệm cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp Foxconn, hoặc bất kể nhà sản xuất nào của Apple muốn xây nhà máy mới tại tỉnh này) cũng cho biết, Ban Quản lý chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan đến dự án này; đồng thời, chưa thấy nhà đầu tư nào tới tìm hiểu, báo cáo về kế hoạch sản xuất MacBook, iPad tại Việt Nam.

“Chúng tôi cũng chỉ biết thông tin trên báo chí. Mọi việc chỉ có thể được xác nhận khi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp”, vị này cho biết.

Tuy nhiên, việc Apple có những toan tính lớn hơn với thị trường Việt Nam là có thật. Cuối tháng 11/2020, một lần nữa, Phó chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng của Apple Rory Sexton đã có cuộc làm việc trực tuyến với lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thông tin chi tiết không được tiết lộ, song nhiều khả năng vẫn liên quan đến việc Apple sẽ tăng cường sản xuất linh phụ kiện tại Việt Nam, giống như các cuộc làm việc trước đây.

Hiện tại, cả Foxconn, Luxshare, Goertek…, những đối tác lớn của Apple, đều đang không ngừng mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Trong đó, lớn nhất là Foxconn, với khoảng 2 tỷ USD và vẫn tiếp tục xu hướng tăng tốc đầu tư.

Ngoài các linh kiện điện tử, năm nay, AirPods đã được sản xuất tại Việt Nam. Và như Báo Đầu tư đã thông tin, 11 tháng qua, xuất khẩu các sản phẩm điện tử, linh kiện, phụ tùng đã tăng mạnh và chủ yếu do xuất khẩu sản phẩm tai nghe không dây tăng mạnh. Đóng góp cho tốc độ tăng trưởng này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có công của Goertek.

Trong khi thông tin về các khoản đầu tư mới của Foxconn chưa được xác nhận, thì có một thông tin rất đáng chú ý khác, nhưng chưa được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông những ngày gần đây. Đó là cuối cùng, dự án thứ hai của Pegatron (Đài Loan), sau nhiều chờ đợi, đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, với vốn đăng ký 481 triệu USD. Dự án có mục tiêu sản xuất thiết bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh, bộ điều khiển game; các loại máy tính tại Hải Phòng.

Như vậy, ông lớn công nghệ Đài Loan đã hiện thực hóa được một nửa kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam. Phần còn lại của kế hoạch này, trị giá 500 triệu USD, dự kiến được đầu tư trong giai đoạn 2025-2026.

Sự xuất hiện của Pegatron tại Việt Nam chắc chắn sẽ khiến giới công nghệ thế giới quan tâm. Bởi cũng giống như Foxconn, Pegatron là nhà cung ứng linh liện lớn cho Apple, Sony, Microsoft, Lenovo.

Thực tế, kể từ sau sự xuất hiện của Intel, Samsung, LG..., ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn tới Việt Nam đầu tư. Khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra và đặc biệt là sau Covid-19, xu hướng các ông lớn công nghệ có ý định dịch chuyển đầu tư tới Việt Nam ngày càng nhiều.

Tờ Nikkei còn dẫn lời ông Young Liu, Chủ tịch Foxconn cho biết: “Cơn sốt đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp lớn khá đáng quan tâm”. Cũng theo ông Young Liu, Foxconn sẽ sản xuất “nhiều thứ” ở Việt Nam, như tivi, thiết bị viễn thông và các sản phẩm liên quan đến máy tính.

Có nhiều lý do khiến Việt Nam hấp dẫn các đại gia công nghệ. Ông Lê Tuấn, Trợ lý Chủ nhiệm Văn phòng, Trưởng bộ phận Đầu tư, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, hiện nay, chi phí sản xuất tại Trung Quốc đã ngang bằng, thậm chí cao hơn một số địa phương (như Kyushu) của Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp Đài Loan cho rằng, Trung Quốc chỉ còn hấp dẫn về thị trường nội địa, còn làm nhà máy để xuất khẩu đã không còn phù hợp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. “Do vậy, xu thế dịch chuyển sản xuất vẫn sẽ tiếp tục”, ông Lê Tuấn cho biết.

Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, Mỹ cũng đã đồng ý hợp tác với Đài Loan để thúc đẩy chính sách hướng Nam mới, trong đó có việc thúc đẩy các tập đoàn công nghệ chỉ định doanh nghiệp cung ứng đặt nhà máy tại các nước ASEAN.

“Giới chuyên gia Đài Loan nhận định, lĩnh vực điện tử, công nghệ sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế của thế giới trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, Việt Nam nên chủ động tập trung để thu hút và đẩy mạnh hợp tác, sản xuất trong lĩnh vực này”, ông Tuấn nói.

Một tuần, Quảng Trị cấp chủ trương 8 dự án về điện gió

Trong khoảng thời gian khoảng một tuần, UBND tỉnh Quảng Trị đã chấp thuận chủ trương đầu tư về các dự án điện gió đầu tư vào địa bàn với tổng mức đầu tư trên 12.000 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, tỉnh Quảng Trị muốn phát triển và trở thành địa phương có mức phát triển trung bình cao của cả nước, trong đó lấy điện năng là trục phát triển trọng tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, tỉnh Quảng Trị muốn phát triển và trở thành địa phương có mức phát triển trung bình cao của cả nước, trong đó lấy điện năng là trục phát triển trọng tâm.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, tỉnh Quảng Trị muốn phát triển và trở thành địa phương có mức phát triển trung bình cao của cả nước, trong đó lấy điện năng là trục phát triển trọng tâm. 

“Việc phát triển điện năng, đặc biệt là năng lượng tái tạo là một trong những mục tiêu trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng điều chỉnh quy hoạch điện 7, quy hoạch điện 8… để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 đưa Quảng Trị trở thành trung tâm điện lực của miền Trung”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng chia sẻ.

Là những dự án nằm trong diện được quy hoạch của Bộ Công thương, thời gian qua từ ngày 27/11 đến nay UBND tỉnh Quảng Trị đã cấp mới 8 dự án về lĩnh vực năng lượng tái tạo, với vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, tỉnh Quảng Trị muốn phát triển và trở thành địa phương có mức phát triển trung bình cao của cả nước, trong đó lấy điện năng là trục phát triển trọng tâm.

Mới đây nhất, đầu tháng 12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ký Quyết định cấp chủ trương đầu tư cho 02 dự án, gồm: Dự án Nhà máy Điện gió TNC Quảng Trị 1 có mức đầu tư hơn 1.805 tỷ đồng và Dự án Nhà máy điện gió TNC Quảng Trị 2 có mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng. Cả 2 dự án này đều được triển khai trên địa phận xã Tân Thành và Tân Long, thuộc Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.

Cụ thể, tại Quyết định số 3422 do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ký, chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Điện gió TNC Quảng Trị 2 (có địa chỉ tại 128A, đường Hùng Vương, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) thực hiện Dự án Nhà máy Điện gió TNC Quảng Trị 2 tại xã Tân Thành và xã Tân Long, thuộc Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.

Dự án Nhà máy Điện gió TNC Quảng Trị 2 có công suất 50 MW với diện tích sử dụng đất dự kiến 22,37 ha. Trong đó, diện tích đất sử dụng có thời hạn 17,37 ha; diện tích đất sử dụng tạm thời 05,ha.

Nhà máy có tổng mức đầu tư hơn 1.167 tỷ đồng, trong đó vốn góp để thực hiện dự án là hơn 500 tỷ đồng, vốn vay huy động từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội là hơn 1.667 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện hoàn thành dự án 14 tháng kể từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư. Thời hạn hoạt động dự án 50 năm…

Và tại quyết định số 3445 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Điện gió TNC Quảng Trị 1 (có địa chỉ tại 128A, đường Hùng Vương, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) thực hiện Dự án Nhà máy Điện gió TNC Quảng Trị 1 tại xã Tân Thành, thuộc Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.

Dự án có công suất 50 MW với diện tích sử dụng đất dự kiến 22,37 ha trong đó, diện tích đất sử dụng có thời hạn 17,37 ha; diện tích đất sử dụng tạm thời 05,ha.

Nhà máy có tổng mức đầu tư hơn 1.805  tỷ đồng, trong đó vốn góp để thực hiện dự án là hơn 542 tỷ đồng. 70% vốn còn lại là vay từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.

Tiến độ thực hiện hoàn thành dự án 14 tháng kể từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư và thời hạn hoạt động dự án là 50 năm.

Còn đối với dự án Nhà máy điện gió AMACCAO Quảng Trị 1 cũng được UBND tỉnh Quảng Trị cấp chủ trương đầu tháng 12/2020. Dự án được UBND tỉnh Quảng Trị giao cho Công ty Cổ phần Điện gió Khe Sanh (địa chỉ tại số: 343 Quốc lộ 9, phường 3, TP. Đông Hà, Quảng Trị) thực hiện Nhà máy điện gió AMACCAO Quảng Trị 1 tại các xã Tân Lập, Tân Liên, Húc, Hướng Lộc và thị trân Khe Sanh (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị).

Dự án có công suất 49,2 MW với quy mô xây dựng gồm 12 trụ tua bin gió, mỗi tua bin 4,1MW. Diện tích đất sử dụng là 22,1ha đất tại địa bàn các xã các xã Tân Lập, Tân Liên, Húc, Hướng Lộc và thị trân Khe Sanh. Nhà máy có tổng mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng, với thời gian hoạt động nhà máy là 50 năm kể từ ngày ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Như vậy, trong thời gian từ 27/11 đến nay, trên tại địa bàn huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị có 8 dự án Nhà máy điện gió được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 5 dự án mà Baodautu.vn đã nêu.

Trước đó, ngày 27/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - Võ Văn Hưng đã ký 5 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 nhà máy điện gió gồm: LIG Hướng Hoá 1; LIG Hướng Hoá 2; Hướng Linh 7; Hướng Linh 8; Hoàng Hải và Dự án Nhà máy điện gió AMACCAO Quảng Trị 1 được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hướng Hoá.

Hiện huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị ngoài 6 dự án vừa được UBND tỉnh Quảng Trị ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư thì còn 7 dự án Nhà máy điện gió khác có công suất 30 đến 50MW đã được Chính phủ đồng ý chủ trương bổ sung (tổng cộng 6.976,7 MW) vào quy hoạch điện theo đề xuất của Bộ Công Thương và “chờ” chấp thuận chủ trương đầu tư.

Khảo sát, bổ sung lập quy hoạch cảng hàng không dân dụng Thành Sơn - Ninh Thuận

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Ninh Thuận liên quan đến đề xuất của địa phương này về việc khảo sát, bổ sung lập quy hoạch cảng hàng không dân dụng Thành Sơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Bộ GTVT, thực hiện Luật Quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam đang tổ chức lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tư vấn sẽ nghiên cứu hệ thống cảng hàng không, nhu cầu vận tải bằng đường hàng không để đề xuất bổ sung các cảng hàng không mới.

Hiện nay, Tư vấn đang hoàn chỉnh báo cáo cuối kỳ để lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

“Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xem xét, bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới, bảo đảm phù hợp với nhu cầu vận tải, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

UBND tỉnh Ninh Thuận đã công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất khảo sát, bổ sung lập quy hoạch cảng hàng không Thành Sơn vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với vai trò là cảng hàng không lưỡng dụng kết hợp phục vụ quân sự và dân dụng.

Sân bay Thành Sơn hay căn cứ không quân Phan Rang là một sân bay quân sự cấp 1, nằm ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, sân bay Thành Sơn có diện tích khoảng 20 km, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn tĩnh không và an toàn hành lang bay, có đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ bay hòa mạng quốc gia. Sân bay này hiện có 2 đường cất hạ cánh dài hơn 3.000 m, có thể đón được tàu bay Fokker70, ATR72, Airbus 321 hoặc tương đương, đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4C theo phân loại của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO, có thể khai thác các đường bay thương mại tới Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng…

UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định, nhu cầu vận chuyển hành khách du lịch và nhà đầu tư đến các cơ sở kinh tế, du lịch tại Ninh Thuận đang tăng rất nhanh, có thể lên tới 5 triệu lượt người/năm, là thị trường lớn cho ngành hàng không.

Được biết, trong quá trình lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020, Bộ GTVT đã nhận được kiến nghị của một số địa phương trong đó có các đề xuất chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế: Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Phù Cát, Tuy Hòa; bổ sung cảng hàng không, sân bay mới tại: Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Thuận (Thành Sơn), Bạc Liêu.

Bộ GTVT đề xuất phương án đầu tư cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Tuyến đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 69 km dự kiến đầu tư mới quy mô 6 - 8 làn xe cao tốc.

Tuyến đường cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có chiều dài khoảng 69 km (Ảnh minh họa)
Tuyến đường cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có chiều dài khoảng 69 km (Ảnh minh họa)

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến về Dự án đầu tư tuyến cao tốc Tp.HCM  - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo đề xuất của UBND tỉnh Bình Phước.

Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016, tuyến đường cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 69 km dự kiến đầu tư mới quy mô 6 - 8 làn xe cao tốc, tổng mức đầu tư khoảng 24.150 tỷ đồng và thực hiện trong giai đoạn trước năm 2030.

Bên cạnh đó, tại Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/2/2012, tuyến cao tốc Chơn Thành – Tp.HCM thuộc giai đoạn 3 trong kế hoạch phân kỳ đầu tư sau năm 2020 với quy mô 6 làn cao tốc nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch.

Như vậy, Dự án đầu tư tuyến cao tốc Tp.HCM  - Thủ Dầu Một - Chơn Thành phù hợp quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh và quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ GTVT ủng hộ đề xuất của địa phương về sự cần thiết phải sớm đầu tư tuyến cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành nhằm tăng cường tính kết nối, năng cao năng lực vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Bình Phước nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Theo Bộ GTVT, đề xuất đầu tư tuyến cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức PPP và hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của nhà nước) là phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm giảm áp lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, phù hợp với định hướng huy động nguồn lực và phù hợp với hình thức đầu tư quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ.

Tuy nhiên, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 đã được Quốc hội ban hành từ ngày 18/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Việc triển khai dự kiến sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

“Do vậy, cần có nghiên cứu cụ thể các phương án dự kiến trước khi đề xuất hình thức đầu tư đảm bảo tính khả thi và phù hợp với quy định của Luật, trong đó cần xem xét tổng thể, đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng như chia sẻ lưu lượng với tuyến song hành Quốc lộ 13 hiện hữu đã đầu tư BOT với quy mô 4-6 làn xe, ý kiến tham vấn từ các cơ quan liên quan và người dân về dự án”, ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ GTVT khuyến nghị.

Liên quan đến đề xuất giao UBND tỉnh Bình Phước là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chủ động kêu gọi đầu tư dự án, Bộ GTVT cho rằng việc giao cho địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án vượt thẩm quyền của Bộ GTVT, cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ GTVT nhấn mạnh, theo quy định hiện hành, bộ này là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ đối với các đường quốc lộ, cao tốc trên cả nước.

Trong điều kiện nguồn lực để thực hiện đầu tư còn khó khăn, Bộ GTVT đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét 2 hướng đầu tư Dự án tuyến cao tốc Tp.HCM  - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Theo đó, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Bộ GTVT, trường hợp kịp đưa nguồn vốn thực hiện đầu tư vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT là cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục triển khai dự án theo quy định.

Trường hợp không thể bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động nguồn lực của địa phương trong điều kiện nguồn lực ngân sách nhà nước khó khăn và tăng tính chủ động, thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị giao tỉnh Bình Phước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án.

Vào tháng 11/2020, UBND tỉnh Bình Phước đã có tờ trình số 144/TTr – UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP.

Cụ thể, UBND tỉnh Bình Phước muốn người đứng đầu Chính phủ xem xét, chấp thuận giao cho tỉnh này làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các thủ tục của pháp luật kêu gọi đầu tư đường cao tốc Tp.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của Nhà nước).

Hiện tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đang được Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, đơn vị tư vấn đang cân nhắc 3 phương án đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Phương án 1, tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành đi theo hướng tuyến của của đường Mỹ Phước – Tân Vạn, có chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33.000 tỷ đồng. Phương án 2, tuyến có điểm đầu tại nút giao An Phú, điểm cuối tại Chơn Thành, đi theo Tỉnh lộ 743,  745, có tổng mức đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng. Phương án 3, tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành, đi trùng theo hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM – Lộc Ninh, có chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21.600 tỷ đồng.

Đòi lại quyền khai thác cảng biển lớn nhất Phú Quốc
Rất ít cơ hội để Công ty CP Đầu tư khai thác cảng biển An Thới giữ quyền quản lý, khai thác cảng biển lớn nhất tại Phú Quốc khi đã để xảy ra...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư