-
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” nhằm giảm ô nhiễm không khí -
Phân cấp thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường -
Cơ hội để ngành điện giảm phát thải nhanh, tiết kiệm mà vẫn cung cấp điện ổn định -
Ban hành bộ chỉ số kiểm soát ô nhiễm biển -
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh
Cho đến nay, Trái đất đã ấm lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ảnh: Reuters |
Công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 29/7, Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia đã giới thiệu một tham số mới để giúp các công ty và chính phủ đánh giá thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Phép đo lường mang tên "chi phí tử vong của carbon" có thể khiến những bên đang gây ô nhiễm xem xét lại hành động của họ.
Ông Daniel Bressler tại Đại học Colombia cho biết: “Dựa trên quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ, phép tính này chỉ rõ có bao nhiêu sinh mạng sẽ bị tước đi hoặc được cứu sống”.
Áp dụng mô hình do nhà kinh tế khí hậu kiêm người đạt giải Nobel William Nordhaus phát triển, ông Bressler đã tính toán số ca tử vong trực tiếp vì nắng nóng có liên quan đến tình trạng nóng lên trên toàn cầu hiện nay.
Tính toán của ông không bao gồm số người có thể chết vì nước biển dâng, siêu bão, mất mùa hoặc thay đổi mô hình dịch bệnh bị ảnh hưởng từ sự ấm lên của khí quyển. Điều đó có nghĩa là con số 83 triệu người chết - xấp xỉ số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai - vẫn có thể là một đánh giá thiếu sót.
Cứ mỗi 4.434 tấn carbon xả vào khí quyển Trái đất trong năm 2020 sẽ khiến 1 người mất mạng trong thế kỷ này, dựa trên các tính toán cho thấy hành tinh của chúng ta sẽ tăng thêm 4,1 độ C vào năm 2100.
Cho đến nay, Trái đất đã nóng lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Khối lượng khí ô nhiễm thải ra trong suốt cuộc đời của trung bình 3 công dân Mỹ bị cho là sẽ góp phần gây ra cái chết của 1 người khác. Ông Daniel Bressler cho biết tỷ lệ tử vong cao nhất dự kiến xảy ra tại các khu vực nóng nhất và nghèo nhất trên Trái đất như châu Phi, Trung Đông và Nam Á.
Tham số mới trên có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách thức các nền kinh tế tính toán cái gọi là chi phí xã hội của carbon, trong đó chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt ở mức 51 USD/tấn hồi tháng 2.
Tuy nhiên, nghiên cứu của ông Bressler đưa ra cho thấy chi phí xã hội của carbon nên cao hơn nhiều lần, tức gần 258 USD/tấn, nếu các nền kinh tế thế giới muốn giảm tỷ lệ tử vong do sự nóng lên toàn cầu. Giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình lên 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này, so với mức giảm khí thải khiêm tốn như hiện nay có thể làm ấm hành tinh 3,4 độ C, có thể cứu 74 triệu người khỏi cái chết vì nắng nóng.
-
Nông dân “thở phào” với chính sách vay vốn mới -
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh -
Thêm công cụ tài chính để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 -
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu -
Các sản phẩm điện - điện tử phải tái chế từ 1/1/2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025