
-
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
-
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
Theo đó, giá trị niêm yết của ACB tính theo mệnh giá đạt xấp xỉ 21.616 tỷ đồng, bằng với vốn điều lệ của ngân hàng hiện nay.
Việc chuyển niêm yết sang HOSE đã được cổ đông ACB thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
Theo ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB, Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE, HNX), dự kiến thị trường cổ phiếu sẽ chuyển về sàn HOSE quản lý, sàn HNX sẽ quản lý thị trường trái phiếu và tạo dựng thị trường chứng khoán phái sinh.
Vì vậy, ACB chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu từ HNX sang HOSE năm nay. Bên cạnh đó, khi chuyển sang HOSE, cổ phiếu ACB có thể lọt vào các rổ chỉ số như VN30 (tỷ trọng 4%), VNDiamond (10%), VNFIN Select (12%), VNFIN Lead (12%)… từ đó tăng giá trị thị trường cho cổ phiếu.
Trước khi chuyển sang niêm yết sàn HOSE, ACB đã thực hiện kế hoạch chia 30% cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn lên trên 21.000 tỷ đồng.
Theo đó, ACB đã tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% trong tháng 8/2020, nâng vốn điều lệ từ 16.627 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng thông qua phát hành thêm gần 500 triệu cổ phiếu.
![]() |
ACB vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tăng gấp 24 lần cùng kỳ, nhưng lãi trước thuế quý này đạt 2.592 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, ACB đạt 6.411 tỷ đồng trước thuế.
Kế hoạch lợi nhuận ACB đưa ra cho cả năm nay là 7.636 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020. Như vậy sau 9 tháng, ACB đã thực hiện được 84% kế hoạch cả năm.
Tính đến thời điểm cuối quý III/2020, tổng tài sản của ACB tăng 9% so với đầu năm, đạt hơn 418,748 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 10,7% đạt 297.385 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 9% đạt 334.729 tỷ đồng.
Đến hết 30/9, ACB ghi nhận gần 2.480 tỷ đồng nợ xấu, tăng 71% so với đầu năm nay. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 3,5 lần lên 831 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 75% lên 543 tỷ đồng; nợ nhóm 5 tăng 22% lên 1.105 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ACB vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở hàng thấp nhất hệ thống, chỉ ở mức 0,84%.
Giá cổ phiếu ACB dừng ở 27.300 đồng/cổ phiếu kết phiên ngày 20/11, tương ứng với vốn hóa hơn 59.000 tỷ đồng.
ACB không phải là nhà băng duy nhất muốn đưa cổ phiếu lên HOSE trong năm nay. Trước đó, VIB và LienVietPostBank cũng đã đưa cổ phiếu lên niêm yết vào đầu tháng này trên sàn HOSE.
Ngoài ra, SHB cũng có kế hoạch chuyển niêm yết từ sàn HNX sang HOSE trong thời gian tới. OCB, MSB đã được HOSE nhận hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE.
Một số ngân hàng khác đưa cổ phiếu lên giao dịch sàn UpCom mới đây như: Nam A Bank, Saigonbank và trước đó là Ngân hàng Bản Việt, VietBank, BacA Bank...Làn sóng lên sàn chứng khoán cuối năm nhằm đáp ứng quy định tất cả các doanh nghiệp đại chúng phải lên sàn.

-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ -
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua?
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao