-
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) |
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt chiến lược đối tác mới để hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 được công bố gần đây, thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng đồng đều và bền vững với môi trường hơn.
Chiến lược Đối tác Quốc gia Việt Nam (CPS) giai đoạn 2016-2020 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội ấn tượng. Đạt được vị thế quốc gia thu nhập trung bình thấp năm 2010, Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh chóng trong giảm nghèo và nâng cao chất lượng y tế và giáo dục.
Nhưng Việt Nam đang bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới và phức tạp hơn. Tăng trưởng đang gây thiệt hại về môi trường, và Việt Nam có nguy cơ cao trước biến đổi khí hậu. Sự gia tăng nhanh dân số trong độ tuổi lao động trước đây bắt đầu giảm dần, đồng thời các nhóm nghèo vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, phát biểu: “Để giúp Chính phủ giải quyết những thách thức này, ADB sẽ hỗ trợ những khoản đầu tư nhằm đạt được ba kết quả chủ chốt. Đó là thúc đẩy tạo việc làm và khả năng cạnh tranh, tăng cường cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ đồng đều hơn, và cải thiện tính bền vững môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu”.
Thứ nhất, thúc đẩy tạo việc làm và năng lực cạnh tranh. Ở trụ cột này, ADB cho rằng Việt Nam cần phải cải cách cơ cấu. Cụ thể là cổ phần hóa DNNN và quản trị doanh nghiệp, thị trường vốn theo chiều sâu và tài chính vi mô. Cùng với đó, cần kết vật lý, đường cao tốc và hệ thống đường sắt quốc gia; đồng thời khu vực tư nhân cần đẩy mạnh giáo dục dạy nghề và kỹ năng, quản lý và DNNVV và dịch vụ hỗ trợ, khung đối tác công – tư. Đặc biệt, Việt Nam cần tăng hiệu quả chi tiêu, hệ thống ngân sách nhất quán.
Thứ hai, tăng cường tính bao trùm toàn diện trong cung cấp hạ tầng và dịch vụ. Ở trụ cột này, theo ADB, Việt Nam cần phát triển đô thị hóa một cách đồng đều như: Hệ thống vận chuyển hành khách khối lượng lớn, đường vành đai đô thị, quản lý nước ở các đô thị loại 2, các thành phố thông minh. Bên cạnh đó, cần tiếp cận giáo dục trung học, bảo hiểm và chăm sóc y tế toàn dân. Đối với các nhóm dân cư nông thôn và vùng xa, cần hình thành mạng lưới và đẩy mạnh tính kết nối giao thông nông thôn, mạng lưới điện nông thôn, các hệ thống thủy lợi ở nông thôn.
Thứ ba, cải thiện tính bền vững môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở trụ cột này, ADB cho rằng Việt Nam cần quản lý tài nguyên, quản lý lưu vực nước ở nông thôn, quản lý rừng bền vững, quản lý các chất thải rắn. Với ứng phó biến đổi khí hậu, các biện pháp thích nghi phải được lồng ghép vào tất cả các hoạt động đầu tư trong giao thông, nông nghiệp, đô thị và năng lượng, quản lý nguồn nước. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, giao thông vận tải và sản xuất nông nghiệp ít phát thải các-bon.
Chiến lược Đối tác Quốc gia nhấn mạnh rằng việc Việt Nam chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập trung bình thấp sang quốc gia thu có nhập trung bình đòi hỏi những cải thiện về hiệu quả chi tiêu công và đầu tư nhiều hơn cho khu vực tư nhân. ADB sẽ khuyến khích cả hai vấn đề trên, cũng như giúp tăng qui mô đầu tư của khu vực tư nhân thông qua phương thức hợp tác công-tư, nhằm cải thiện hiệu quả và cung cấp dịch vụ cho người dân, đồng thời tăng cường tiếp cận kiến thức và công nghệ mới. ADB cũng sẽ hỗ trợ sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các biện pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khi hậu để đáp ứng với các rủi ro đang gia tăng đối với Việt Nam.
“Chia sẻ tri thức sẽ đóng vai trò quan trọng trong Chiến lược mới, với trọng tâm là tăng cường môi trường thuận lợi cho kinh doanh, thúc đẩy minh bạch tài khóa và trách nhiệm giải trình của khu vực công, và hỗ trợ cơ sở hạ tầng đô thị xanh và tổng hợp”, ông Sidgwick bổ sung thêm.
CPS đề xuất duy trì vốn vay của ADB vào khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, trong khi áp dụng các biện pháp để cải thiện tính sẵn sàng và chất lượng các dự án sẽ được hỗ trợ, cũng như việc thực hiện các dự án hiện tại. ADB sẵn sàng tăng quy mô hỗ trợ của mình, nếu Chính phủ yêu cầu bổ sung thêm các nguồn lực.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu