-
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
Dịch màng tim của bé Cháu chứa các đốt sán. |
Ăn cua nướng sán mò vào tim
Bé Phàng Thị Cháu 4 tuổi, dân tộc Mông ở Sơn La, được bệnh viện địa phương chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng khó thở, nôn liên tục. Siêu âm tim phát hiện tràn dịch màng tim mức độ nặng, dẫn tới chèn ép tim, gây khó thở. Theo người thân của cháu bé các bệnh sử trước đó không có. Cách đây 2 tuần người nhà có cho cháu ăn thịt bò tái và cua nướng. Sau đó khoảng một tuần sau thấy bé xuất hiện sốt, đau đầu, đau bụng và chướng bụng. Ngay sau khi đến viện bệnh nhân được thở ô xy và chọc hút dịch ngoài màng tim cấp cứu. Sau vài giờ, cháu bé đã thoát cơn nguy hiểm, tình trạng khó thở giảm hẳn. Điều đặc biệt là dịch màng tim của trẻ có màu vàng, lẫn nhiều sợi trắng và mảnh, nhìn như đốt sán. Kết hợp với dấu hiệu bạch cầu ưa axit trong dịch màng tim tăng cao, các bác sĩ nghi ngờ cháu bé bị nhiễm ký sinh trùng. Tiếp tục xét nghiệm máu thì phát hiện bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn. Bé được điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng đặc hiệu. Sau 1 tuần, sức khỏe bệnh nhi đã cải thiện rõ rệt, cháu hết khó thở, siêu âm không còn thấy tràn dịch màng ngoài tim. Ths. BS Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viên Nhi Trung ương cho biết, trong 6 tháng đầu năm, khoa đã tiếp nhận 8 trường hợp trẻ nhiễm ký sinh trùng, trong đó có 4 ca nhiễm sán. Hầu hết các bệnh nhi nhiễm sán lá gan khi được đưa vào cấp cứu đều đã bị sán xâm nhập nội tạng, gây áp xe gan, tràn dịch màng phổi, viêm não, áp xe não. Bé Cháu là trường hợp đặc biệt bị tràn dịch màng tim do nhiễm sán.
Cua nướng bổ ít nguy hiểm nhiều
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị sán phổi. Có những trường hợp ho lâu ngày, ho ra máu chỉ đi điều trị lao nên khi đến viện, những con sán đã ăn rỗng hết cả phổi mà nguyên nhân chủ yếu là món cua suối nướng. Theo điều tra dịch tễ ở các tỉnh miền núi Tây Bắc người dân thường có thói quen bắt của suối về nướng và trong cua này có sán nướng không chín hết nên sán vào tấn công, xây nhà ở phối nhưng cũng có trường hợp sán tân công lên não, các cơ quan khác của cơ thể.
Món cua nướng rất nguy hiểm vì ấu trùng sán vẫn chưa thể chết. |
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết gỏi cá, tôm hùm, cua nướng ... chưa nấu chín là món nhậu ưng ý của nhiều người vì lý do mát, bổ. Tuy nhiên, khó ai ngờ rằng trong miếng gỏi cá trắng phau lại chứa đến 95% ấu trùng sán và tỉ lệ sán lá nhỏ còn sống. Khi vào cơ thể, ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi. Ca đầu tiên của bệnh nhiễm sán là phổi được ghi nhận là bé Mạc An H. (8 tuổi, Lai Châu) vào năm 1993. Bệnh nhân thỉnh thoảng bị sốt và ho từng đợt có máu, được điều trị viêm phế quản và lao phổi nhiều lần nhưng không đỡ. Sau đó, em bỗng bị liệt nửa người bên phải và cấm khẩu. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là mắc bệnh sán lá phổ do thói quen thường ăn cua nướng nhiều lần. Với những trường hợp nghi sán do ăn uống các bác sĩ thường khuyến cáo cả gia đình nên đi kiểm tra xét nghiệm sán.
Điều trị hở van tim hai lá không cần phẫu thuật () Ca can thiệp điều trị hở van tim hai lá không cần phẫu thuật đầu tiên với thiết bị MitraClip tại VN đã diễn ra cuối tháng 9 vừa qua tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. |
Vinmec cập nhật tiến bộ trong điều trị các bệnh tim mạch (baodautu.vn) Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vừa cùng đoàn chuyên gia Hoa Kỳ (Tổ chức REI) phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Cập nhật các tiến bộ trong điều trị tim mạch”, tập trung vào ba vấn đề “nóng” trong lĩnh vực tim mạch. |
Trung Quốc: Nhiều dầu ăn pha dầu cọ độc hại Nhiều loại dầu ăn tại Trung Quốc gắn mác dầu đậu nành, dầu ô liu nhưng thực chất chỉ chứa khoảng 5% sản phẩm như quảng cáo, còn lại đều bị pha trộn bởi dầu cọ rẻ tiền, dùng lâu có thể gây ra bệnh tim mạch và não. |
Khánh Ngọc (Infonet)
-
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng