
-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn
-
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền"
-
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp
-
Công bố 71 doanh nghiệp nợ thuế hải quan tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định
-
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng
![]() |
Ấn Độ áp thuế và cấm xuất khẩu một số loại gạo. |
Nguồn tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho hay, Tổng cục Ngoại Thương Ấn Độ vừa ban hành thông báo số 31/2015-2020, quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm (broken - rice), mã HS 1006 40 00, có hiệu lực kể từ ngày 9/9/2022.
Một số lô hàng tiếp tục được xuất khẩu đến ngày 15/9 nếu đáp ứng được một trong các điều kiện: Hàng bắt đầu được xếp lên tàu trước khi có thông báo này; Hóa đơn vận chuyển đã xuất và tàu đã cập bến, neo đậu tại cảng của Ấn Độ và số thứ tự xếp hàng của tàu đã được phân bổ; Lô hàng đã được chuyển cho Hải quan trước khi có thông báo và đã được Hải quan đăng ký trên hệ thống.
Cùng với ban hành biện pháp cấm xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính nước này cũng ban hành thông báo số 49/2022-Customs về việc áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc gạo như: thóc (HS 100610), gạo lứt (HS 10620) và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo Basmati (HS 10063090).
Một số nhà xuất khẩu cho rằng, quyết định của Chính phủ là quá bất ngờ, gây khó khăn cho các hợp đồng đã ký. Người mua không thể trả thêm 20% giá lô hàng và người bán cũng không thể bỏ ra 20% tiền thuế xuất khẩu.
Ông V.K Rao, chủ tịch hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết “Động thái của chính phủ sẽ thúc đẩy giá gạo toàn cầu. Giá gạo trắng xuất khẩu có thể vượt 400 USD/tấn, từ mức 350 USD hiện nay trên cơ sở giao hàng tự do”. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ sẽ yêu cầu chính phủ miễn thuế đối với khoảng 2 triệu tấn gạo đã được ký hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa được vận chuyển.
Động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự báo tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu lên cao. Đồng thời việc cấm xuất khẩu gạo tấm (nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi) sẽ đẩy giá thức săn chăn nuôi tăng lên, đặc biệt tại các thị trường nhập khẩu chính loại sản phẩm này Trung Quốc (nhập 1,1 triệu tấn năm 2021) và Việt Nam (nhập 433 nghìn tấn năm 2021).
Trong năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo nhiều hơn tổng số gạo của 4 nước xuất khẩu lớn gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.

-
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng -
Petrovietnam nhắm mục tiêu mỗi tháng vận hành 1 công trình mới -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân năm 2025 -
Vietnam Airlines ra mắt chương trình LotusBiz cho tổ chức và doanh nghiệp -
Xoay chuyển tình thế trong phòng vệ thương mại -
Xác định chủ sở hữu hưởng lợi: Chuyển đổi số để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số