
-
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh, tổng mức đầu tư 9.361 tỷ đồng
-
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng, tổng mức đầu tư 9.735 tỷ đồng
-
Khánh thành nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, tổng mức đầu tư 10.873 tỷ đồng
-
Khởi công, khánh thành 80 dự án trên khắp cả nước với tổng số vốn 445.000 tỷ đồng
-
Xây dựng Trung tâm thương mại AEON Hải Dương vốn đầu tư 1.180 tỷ đồng -
Khởi công xây dựng nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long
Ngày 18/4, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) phối hợp với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) tổ chức Hội nghị quốc tế để thông tin về công tác tư vấn thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại TP.HCM và Hà Nội.
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Nghị quyết số 188/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để làm nhanh hệ thống metro tại hai đô thị lớn nhất cả nước.
![]() |
MAUR thông tin về việc chuẩn bị đầu tư các tuyến metro tại TP.HCM - Ảnh: Lê Toàn |
Thông tin về kế hoạch phát triển mạng lưới metro tại TP.HCM, ông Bùi Anh Huấn, Phó trưởng ban MAUR cho biết, từ nay tới năm 2045, TP.HCM đầu tư 10 tuyến metro với tổng chiều dài 510 km.
Thành phố sẽ phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay tới năm 2035 làm 7 tuyến với chiều dài 355 km, tổng mức đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD.
Giai đoạn từ năm 2035-2045, Thành phố làm tiếp 3 tuyến với chiều dài 155 km, tổng mức đầu tư 17,9 tỷ USD.
Với cơ chế đặc thù từ Nghị quyết số 188/2025/QH15 đã được ban hành, cuối năm 2025 TP.HCM sẽ khởi công tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Để chuẩn bị cho việc khởi công tuyến metro số 2, MAUR tổ chức hội nghị để khảo sát, thu thập số liệu, kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước về thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED), lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu EPC, tư vấn quản lý dự án...
Để sớm khởi công dự án MAUR đề xuất UBND TP.HCM cho phép áp dụng chỉ định thầu đối với một số gói thầu cấp bách mà tư vấn trong nước có đủ năng lực thực hiện sẽ được ưu tiên.
Đối với những gói thầu có tính chất phức tạp, vượt quá khả năng chuyên môn của tư vấn trong nước, sẽ được xem xét giao cho các đơn vị tư vấn nước ngoài đảm nhiệm.
Ông Phan Công Bằng, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định, Nghị quyết 188 là dấu mốc lịch sử, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ các dự án metro tại TP.HCM và Hà Nội, góp phần giải quyết bài toán ùn tắc giao thông.
“Hội nghị là dịp để chúng tôi lắng nghe những ý kiến đóng góp, những kinh nghiệm quý báu từ các nhà tư vấn, các nhà đầu tư trong quá trình triển khai công tác thiết kế, đấu thầu, lựa chọn hình thức hợp đồng (EPC, Design & Build...), chiến lược quản lý rủi ro…” ông Bằng kỳ vọng.

-
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh, tổng mức đầu tư 9.361 tỷ đồng
-
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng, tổng mức đầu tư 9.735 tỷ đồng
-
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, tổng mức đầu tư 7.644 tỷ đồng
-
Khánh thành nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, tổng mức đầu tư 10.873 tỷ đồng
-
Khởi công, khánh thành 80 dự án trên khắp cả nước với tổng số vốn 445.000 tỷ đồng -
Xây dựng Trung tâm thương mại AEON Hải Dương vốn đầu tư 1.180 tỷ đồng -
Khởi công xây dựng nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long -
Khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Đồng Hới -
Duyệt nhà thầu làm cao tốc 8.400 tỷ đồng; Đề xuất 56.301 tỷ đồng làm metro Bình Dương - Suối Tiên -
Thông xe 21 km cao tốc Bến Lức - Long Thành nối miền Tây với cảng Hiệp Phước -
Danh sách đại dự án giao thông sẽ thông xe, hoàn thành đưa vào khai thác từ 19/4/2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu