-
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội -
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025 -
CTCP Đầu tư Nam Long chậm nhưng có chắc? -
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025 -
Yeah 1 chốt quyền mua cổ phiếu
Lilama vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi các dự án lớn mà Tổng công ty tham gia đã thực hiện xong phần lớn khối lượng công việc nhập thiết bị, xây lắp, giá trị doanh thu còn lại không nhiều. |
Nặng gánh chi phí tài chính
Kết thúc nửa đầu năm 2021, báo cáo tài chính của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam- CTCP (Lilama) cho biết, doanh thu thuần đã giảm 14,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.428 tỷ đồng, chủ yếu do sự sụt giảm tại mảng xây lắp. Dù biên lợi nhuận được cải thiện, giúp lợi nhuận gộp chỉ giảm 4,9% về giá trị, đạt 145 tỷ đồng, nhưng gánh nặng chi phí đã bào mòn gần như toàn bộ số lợi nhuận mà Tổng công ty tạo ra.
Trong nửa đầu năm nay, chi phí quản lý của Tổng công ty đã tăng 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đến 97,3 tỷ đồng, tương đương 2/3 lợi nhuận gộp tạo ra. Có đến phân nửa khoản mục này là chi phí trích lập dự phòng phải thu.
Tính đến ngày 30/6/2021, phải thu ngắn hạn đang là khoản mục có giá trị lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Tổng công ty với tỷ lệ 59,8%. Tổng giá trị trích lập dự phòng đã ghi nhận là 1.263,2 tỷ đồng, chiếm 22,4% nguyên giá. Tỷ lệ trích lập dự phòng cao trên giá gốc khiến chất lượng các khoản phải thu còn lại bị đặt dấu hỏi, nhiều khoản trong số này đã phải trích lập dự phòng một phần và có thể tiếp tục gây áp lực trích lập dự phòng bào mòn lợi nhuận trong thời gian tới.
Việc bị các đối tác chiếm dụng vốn lớn cũng khiến Lilama phải tăng cường sử dụng nợ vay, làm tăng áp lực chi phí lãi vay. Tính đến cuối quý II/2021, tổng nợ vay và thuê tài chính ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất là 1.480,6 tỷ đồng, với gần như toàn bộ là các khoản vay nợ ngắn hạn. Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 1,36 lần. Chi phí lãi vay riêng trong nửa đầu năm nay là 61,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhiều khoản lãi vay của Lilama lại không được tính vào chi phí hợp lý được khấu trừ thuế, khiến thu nhập chịu thuế của Tổng công ty cao hơn đáng kể so với lợi nhuận trước thuế trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Ở chiều ngược lại, dù doanh thu tài chính cũng khá đáng kể, nhưng đóng góp chủ yếu đến từ lãi chênh lệch tỷ giá, vốn là khoản mục có sự biến động cao giữa các kỳ kế toán và không thực sự đem lại dòng tiền. Một phần đáng kể khác đến từ thu nhập lãi tiền gửi, cho vay, nhưng chủ yếu đến các khoản cho vay với các bên liên quan. Với tình hình tài chính khó khăn của bên đi vay, Lilama cũng phải thường xuyên ghi nhân các khoản dự phòng lãi cho vay vào chi phí tài chính đối ứng với phần thu nhập ghi nhận vào doanh thu tài chính.
Áp lực cải thiện năng lực tài chính
Thành lập từ năm 1960, Lilama đã thi công nhiều dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhiệt điện khí Cà Mau 1&2, Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và 2... Lilama cũng là doanh nghiệp đầu ngành cơ khí chế tạo trong nước, đặc biệt chiếm thị phần lớn ở phân khúc thiết bị đồng bộ.
Mặc dù sở hữu vị thế đầu ngành, kinh nghiệm hoạt động lâu năm với khả năng tham gia xây dựng, lắp đặt các công trình lớn, tuy vậy kết quả kinh doanh của Tổng công ty những năm gần đây lại liên tục đi xuống, quy mô doanh thu giảm, lợi nhuận thậm chí thua lỗ, đặc biệt từ sau khi cổ phần hóa vào năm 2016 đến nay. Nguyên nhân được cho là đến từ việc nhiều dự án đầu tư công hoãn, giãn tiến độ khiến nguồn công việc sụt giảm. Việc chậm trễ quyết toán, thu hồi công nợ còn tồn đọng, nhất là tại các dự án lớn, trọng điểm đã hoàn thành cũng khiến bức tranh tài chính của Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian qua, mặc dù đã nỗ lực thực hiện công tác cơ cấu, thoái vốn tại một số công ty con, công ty liên kết, các khoản đầu tư tài chính không đem lại hiệu quả, nhưng cơ cấu tổ chức của Tổng công ty đến cuối tháng 6/2021 vẫn còn 5 công ty con và 10 công ty liên kết. Trong đó nhiều đơn vị hoạt động không hiệu quả, thậm chí lỗ lũy kế như Lilama 5, Lilama 7, Lilama 45.3, Lilama 45.4.
Trong năm 2021, tình hình kinh doanh của Lilama vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi các dự án lớn mà Tổng công ty tham gia đã thực hiện xong phần lớn khối lượng công việc nhập thiết bị, xây lắp, giá trị doanh thu còn lại không nhiều. Trong khi nền kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 khiến nhiều dự án đầu tư mới chậm triển khai, giãn, hoãn tiến độ.
Về dài hạn, dù triển vọng kinh doanh được đánh giá vẫn còn sáng cửa phục hồi khi nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực điện, dầu khí dự kiến sớm được triển khai như Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, Nhơn Trạch 3 và 4… vốn là những lĩnh vực mà Tổng công ty có lợi thế về kinh nghiệm, đã từng làm tổng thầu EPC/tham gia thi công tại các dự án có quy mô tương đương hoặc lớn hơn. Tuy vậy, việc xử lý công nợ tồn đọng, thu hồi dòng tiền, cải thiện năng lực tảng tài chính sẽ là nền tảng quan trọng để Tổng công ty có đủ nguồn lực tham gia vào các dự án lớn trong thời gian tới.
-
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025 -
Yeah 1 chốt quyền mua cổ phiếu -
Cổ phiếu PV2 biến động mạnh từ câu chuyện cũ -
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn -
Chủ chuỗi nhà hàng Gogi, Manwah đột ngột “lật kèo” trả cổ tức -
Công ty cổ phần Chương Dương: Đặt mục tiêu đột phá -
Vinpearl kỳ vọng ngày trở lại không xa
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500