
-
Báo động về tai biến trong phẫu thuật thẩm mỹ
-
Bộ Y tế chuyển hồ sơ vụ dầu xoa bóp giả Chánh Đại đến Công an TP.HCM
-
Văn hóa an toàn thực phẩm cần được phát huy mọi lúc, mọi nơi
-
Tin mới y tế ngày 13/6: Số ca sốt xuất huyết ở trẻ em tăng nhanh, nhiều ca sốc nặng đe dọa tính mạng
-
Gặp họa vì lạm dụng tăng sức đề kháng bằng vitaminC -
Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng: Chìa khóa tăng cơ hội điều trị thành công
Không thể trì hoãn
Theo số liệu thống kê, tiêu thụ nước giải khát có đường ở nước ta tăng gấp đôi trong giai đoạn 2013 - 2023 (từ 3,44 tỷ lít, lên 6,67 tỷ lít). Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng. Nước giải khát có đường dù được tạo ngọt bằng đường tự nhiên hay chất tạo ngọt nhân tạo đều kích thích cảm giác thèm ăn đồ ngọt, làm tăng tiêu thụ carbohydrate, gây nghiện và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và nhiều bệnh không lây nhiễm khác.
Theo TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (Viện Chiến lược và Chính sách y tế), Việt Nam hiện có tới 26,2% người trưởng thành (khoảng 17 triệu người) mắc tăng huyết áp; hơn 4,6 triệu người trong độ tuổi 18 - 69 tuổi bị tiểu đường; hơn 180.000 ca ung thư mới mỗi năm; tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở mức đáng lo ngại (9,4% trẻ dưới 5 tuổi và 19% trẻ từ 5 tuổi trở lên).
![]() |
Một nghiên cứu của Trường đại học Y tế công cộng cho thấy, nếu áp thuế để tăng giá bán lẻ nước giải khát có đường lên 20%, tỷ lệ người thừa cân, béo phì có thể giảm lần lượt 2,1% và 1,5%, đồng thời phòng tránh được khoảng 80.000 ca đái tháo đường. Đây là giải pháp có chi phí thấp, nhưng hiệu quả cao trong kiểm soát tiêu dùng. Theo ước tính, năm 2019, riêng tổn thất về kinh tế do thừa cân và béo phì đã là 3,69 tỷ USD (chiếm 1,1% GDP). Con số này dự kiến tăng gấp 28 lần vào năm 2060.
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường hàm lượng đường trên 5 g/100 ml không đồng nghĩa với việc cấm hoàn toàn sản phẩm này, mà nhằm định hướng người tiêu dùng chọn lựa các sản phẩm lành mạnh hơn, như nước giải khát có đường thấp hoặc không đường. Doanh nghiệp cũng có thể linh hoạt chuyển đổi và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trên thế giới, đã có 107 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, trong đó có 7 quốc gia ASEAN. Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tại Việt Nam đang trở thành vấn đề cấp thiết. Thời điểm bắt đầu thực hiện từ năm 2027 được nhiều chuyên gia đánh giá là quá muộn, không thể trì hoãn thêm.
Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, mức thuế 8% cho nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml được đề xuất hiện nay là quá thấp, chỉ mang tính cảnh tỉnh người tiêu dùng về sản phẩm có hại cho sức khỏe, khó tạo ra tác động đáng kể trong việc giảm tiêu thụ thực tế.
Giải pháp thiết thực
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không chỉ là xu hướng toàn cầu, mà còn là giải pháp thiết thực, cần được triển khai sớm tại Việt Nam để bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, đồng thời góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia trong tương lai.
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đã chia sẻ quan điểm, góp ý về việc mở rộng đối tượng chịu thuế, trong đó có việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm chứa nhiều đường, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và định hướng phát triển bền vững.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nhấn mạnh, việc bổ sung nước
giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế. Đây là đề xuất bước đầu trong các giải pháp hạn chế tiêu thụ sản phẩm nhiều đường.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), có 2 luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng, chưa cần thiết áp thuế ngay lúc này; còn bên kia cho rằng, áp thuế càng sớm càng tốt.
Bộ trưởng phân tích, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ nước giải khát có đường tăng cao, dẫn đến nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan. WHO khuyến cáo áp thuế tiêu thụ đặc biệt tối thiểu 20% với nước giải khát có đường. Bộ Tài chính đề xuất lộ trình áp thuế với mức 8% vào năm 2027 và 10% vào năm 2028 nhằm tránh gây sốc cho doanh nghiệp. Bộ trưởng cam kết tiếp tục rà soát và hoàn thiện Dự thảo Luật để vừa đạt mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Theo đánh giá của TS. Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, đây là thời điểm rất phù hợp để tiến hành áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhằm ngăn chặn xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường ngày càng tăng và các hệ lụy tiêu cực đi kèm.

-
Gặp họa vì lạm dụng tăng sức đề kháng bằng vitaminC -
Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng: Chìa khóa tăng cơ hội điều trị thành công -
Rút công bố mỹ phẩm: Lách luật, né kiểm tra hay ngừng bán thật? -
Tin mới y tế ngày 12/6: Bộ Y tế yêu cầu không để gián đoạn y tế ứng phó thiên tai khi sắp xếp tổ chức bộ máy -
Thuốc lá "đốt" gần 2% GDP mỗi năm -
TP.HCM: Nhiều nhà thuốc đóng cửa tạm thời khiến đoàn kiểm tra y tế gặp khó -
Ly nước ngọt hôm nay có thể dẫn đến hóa đơn chữa bệnh ngày mai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vina Aus Labels - 20 năm tiên phong và sáng tạo trong giải pháp bao bì thân thiện môi trường
-
Tập đoàn Đạt Phương "kick-off" dự án Casamia Balanca Hội An
-
Giải pháp nhà ở vừa túi tiền nở rộ tại khu vực giáp ranh TP.HCM
-
Meey Atlas theo đuổi hiện thực hóa tầm nhìn "Smart City trong lòng bàn tay"
-
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước thông báo gia hạn thời gian mời hợp tác đầu tư