-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Lotus Chat với nhiều tính năng bảo mật hứa hẹn sẽ thu hút và giữ chân người dùng |
“Đo ni đóng giày” theo nhu cầu
Tuần qua, ứng dụng thuần Việt - Lotus Chat xuất hiện đã chiếm sóng cộng đồng mạng, với câu hỏi, liệu Lotus Chat ra mắt có phá được thế thống trị của Zalo, Telegram, Viber, WhatsApp ở Việt Nam.
Khi thị trường có nhiều ông lớn, nhiều sản phẩm ra mắt với cả triệu người dùng, rất khó để tên tuổi mới và màn “tái xuất” làm mới mình của người cũ lấy thêm được thị phần.
Thực tế, Lotus Chat ra đời cách đây vài năm, nhưng chưa được truyền thông mạnh. Nhà phát triển nghĩ người dùng từ bên mạng xã hội Lotus sẽ chuyển sang dùng Lotus Chat (dạng như từ Facebook sang dùng Messenger).
Tuy nhiên, mạng xã hội thuần Việt Lotus (ra mắt tháng 9/2018) vẫn chật vật tại chính sân nhà, mặc dù có bệ phóng vững chắc để có thể tạo được dấu ấn trên thị trường. Bệ phóng đó là VCCorp, với trên 200 kỹ sư tin học, có khả năng ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), khai phá dữ liệu (Data Mining), xử lý hình ảnh (Image Processing), khuyến nghị (Recommendation)… Công ty này cũng có trong tay hạ tầng máy chủ chạy trên nền tảng điện toán đám mây BizFlyCloud, cùng các trung tâm dữ liệu (Data Center) phân tán khắp cả nước và ở cả nước ngoài. Ngoài ra, Lotus cũng thử nghiệm sử dụng hình thức Token – các “đơn vị có giá trị” để khuyến khích sự tương tác của người dùng và tạo nguồn thu nhập cho các content creator trên nền tảng này.
Vậy nên, động thái chuyển sang Lotus Chat của nhà phát triển nhằm tận dụng hạ tầng của Bizfly Cloud (trước đó là VCCloud). Năm 2020, Bizfly Cloud là một trong 4 tên tuổi nòng cốt trong Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Hồi tháng 7, ứng dụng chát đời đầu lộ diện ở Việt Nam là Viber (Rakuten Viber) trở lại đường đua ứng dụng OTT tại Việt Nam, với khẳng định sẽ mạnh mẽ hơn.
Rakuten Viber từng nổi tiếng với ứng dụng nhắn tin Viber có gần 1,2 tỷ người dùng toàn cầu, phổ biến tại Việt Nam cách đây hơn 10 năm nhờ tính năng gọi qua Internet. Sau đó, Messenger, Telegram, Zalo thịnh hành, khiến Viber, Skype thụt lùi.
Theo ông Atanas Raykov, Phó chủ tịch phụ trách marketing và tăng trưởng toàn cầu của Rakuten Viber, tiềm năng cho OTT tại thị trường Việt Nam vẫn còn. Viber sẽ tập trung đáp ứng nhóm người dùng chuyên nghiệp.
Hiện bảo mật thông tin cá nhân trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ ứng dụng nào liên quan đến giao tiếp trực tuyến. Bối cảnh này buộc các app phải đầu tư công nghệ và cam kết bảo mật thông tin với người dùng.
Được biết, Lotus Chat với nhiều tính năng mới sẽ bảo mật những thông tin quan trọng khi giao tiếp bằng một vài thao tác nhỏ, ngăn chặn rò rỉ hình ảnh hay thông tin nhạy cảm với tính năng ngăn forward, download hay chụp màn hình.
Người dùng sẽ cảm thấy yên tâm và tin cậy khi mọi thông tin cá nhân luôn được bảo mật, không còn lo ngại bị “leak” và lộ dữ liệu cá nhân, hay tự động bị thêm vào các hội nhóm trao đổi. Lotus Chat được đánh giá an toàn hơn các công cụ nhắn tin thuộc thị trường đại chúng/đại trà như WhatsApp và Line.
“Lotus Chat ra đời với mục đích có thể bảo vệ thông tin cá nhân và số điện thoại, nỗ lực bảo vệ tất cả dữ liệu của người dùng, kể những những người không am hiểu về công nghệ thông tin”, đại diện Lotus Chat chia sẻ.
Trong khi đó, đại diện Viber cũng tự tin luôn có chỗ cho ứng dụng nhắn tin bảo mật.
Thống kê trên Datareportal, người Việt dành hơn 6 giờ mỗi ngày trên Internet, trong đó chat và nhắn tin là nhu cầu lớn nhất, với 96,8% có sử dụng. Cũng trong báo cáo này, Viber chỉ thu hút khoảng 13% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng vào năm 2023. Trong bảng xếp hạng tải về nhiều nhất trên App Store hay Google Play, ứng dụng cũng nằm ngoài top 10.
Đại diện Viber cho rằng, mỗi ứng dụng đều có những khoảng trống mà không thể đáp ứng được nhu cầu của toàn bộ người dùng. Đặc biệt, những gì thực sự cần bảo mật, an toàn, người dùng sẽ cần đến Viber.
Mục tiêu của Viber là những người dùng chuyên nghiệp, những người đặt niềm tin vào công nghệ của hãng để ủy thác nội dung thuộc hàng quan trọng nhất trong công việc của họ.
Được biết, người dùng nền tảng này tại Việt Nam tập trung vào nhóm đang đi làm, 25-55 tuổi, phần lớn dùng iOS và tỷ lệ nữ nhiều hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của nhóm này, Hãng xây dựng giải pháp mã hóa đầu cuối mặc định cho cả tin nhắn và cuộc gọi từ năm 2016. Tin nhắn sau khi được đẩy đến thiết bị của người nhận cũng sẽ bị xóa trên máy chủ của nền tảng. Việc không lưu trữ, khai thác tin nhắn của người dùng chính là sự khác biệt của Viber.
Bảo mật, song vẫn hoang mang
Những cam kết bảo mật từ các nhà phát triển nói trên vẫn không khiến người dùng yên tâm, bởi vụ việc từ Telegram xảy ra mới đây.
Bên cạnh Facebook Messenger, Zalo và Viber, Telegram là một trong những ứng dụng nhắn tin miễn phí qua Internet được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, hiện có khoảng 12 triệu người dùng. Khả năng bảo mật cao, dữ liệu được mã hóa đầu cuối và khó bị đọc trộm tin nhắn là những ưu điểm của Telegram so với các ứng dụng nhắn tin miễn phí khác. Vậy nên, phần lớn người dùng Telegram ở Việt Nam quan tâm đến chủ đề “người lớn”, tiền mã hóa (Cryptocurrency) và cá cược.
Trong khi đó, thống kê của Statista cho thấy, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường ưa chuộng ứng dụng này, với 12 triệu lượt tải năm 2022. Còn theo thống kê của Digital Report đầu năm 2023, khoảng 31,5% người dùng Internet tại Việt Nam ở độ tuổi 16-64 có sử dụng Telegram. Những con số này thậm chí có thể gia tăng trong tương lai, khi nền tảng được dự đoán đang hướng tới mốc 1 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày.
Mặc dù chưa có số liệu mới nhất, nhưng theo các chuyên gia trong ngành, với việc công nghệ Blockchain và đầu tư tiền mã hóa nở rộ tại Việt Nam, khi các chiến dịch marketing lĩnh vực chủ yếu được diễn ra trên Telegram, số lượng người dùng nền tảng này đã tăng lên đáng kể trong năm 2023. Bên cạnh đó, nhiều người dùng Facebook, Zalo hay WhatsApp cũng bắt đầu dịch chuyển dần qua Telegram bởi tính ưu việt của nó.
Song gần đây, một chiến dịch lừa đảo nhằm vào người dùng Telegram tại Việt Nam đã khiến không ít người mất tài khoản. Chiêu lừa này không mới, nhưng nhiều người vẫn sập bẫy.
Theo ông Alexey Bannikov, chuyên gia phân tích Công ty bảo mật Kaspersky, có một số yếu tố chính khiến cộng đồng tội phạm mạng ngày càng hoạt động tích cực trên Telegram.
Cụ thể, đây là ứng dụng nhắn tin rất phổ biến với 900 triệu người dùng hàng tháng. Telegram cũng tự quảng bá là ứng dụng nhắn tin an toàn và độc lập khiến các đối tượng tấn công có thể tự do hành động mà không sợ bị phát hiện. Ngoài ra, việc tìm kiếm hoặc tạo lập một cộng đồng trên Telegram cũng khá dễ dàng. Các yếu tố trên khiến kênh Telegram, trong đó có các kênh của tội phạm mạng, nhanh chóng thu hút một lượng lớn người dùng.
Đây là lúc Viber, Lotus Chat… tranh thủ cơ hội lấy lại vị thế của mình. Tại Việt Nam, Viber đặt mục tiêu sẽ tùy chỉnh sản phẩm, đưa những tính năng mang tính đặc thù, đậm nét của Việt Nam hơn nữa để phù hợp với người dùng trong nước. Những công nghệ tiên tiến nhất đang được áp dụng tại các thị trường lớn khác cũng sẽ được ứng dụng tại đây.
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, tình trạng lừa đảo hoặc spam cuộc gọi, tin nhắn đang trở thành vấn nạn. Theo đại diện Viber, nền tảng tập trung vào khả năng phát hiện và chặn lọc cuộc gọi, tin nhắn rác và trở thành nền tảng có tỷ lệ tin nhắn rác thấp.
Với tính năng Caller ID trên các thiết bị Android, người dùng có thể được thông báo về cuộc gọi rác, lừa đảo ngay cả với các cuộc gọi qua mạng viễn thông.
Ngoài ra, với kinh nghiệm triển khai từ các thị trường châu Âu, đại diện Viber cho rằng, khi đã có sự tin tưởng về bảo mật và an toàn, người dùng có thể ủy thác các vấn đề tài chính.
Trở lại với Lotus Chat, câu hỏi liệu có thành công hay không thì chưa biết. Tuy nhiên, giới am hiểu công nghệ và trong ngành này cho rằng, Lotus Chat có thể tranh thủ lúc Zalo đang gặp vấn đề với công ty mẹ VNG để đón lượng người dùng nhất định. Đặc biệt, Lotus Chat có cổ phần 100% Việt Nam và do người Việt sở hữu, điều hành. Song VNG ban đầu cũng do người Việt sở hữu, điều hành, nhưng sau một thời gian phát triển thì việc mua bán cổ phần bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Điều quan trọng, theo các chuyên gia, Lotus Chat phải thu hút và giữ chân được người dùng. Đây là bài toán tốn kém, Lotus Chat sẽ phải đốt tiền để dành thị phần.
-
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air -
Người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up