-
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm -
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025
Cảng Pasir Panjang, Singapore. Ảnh: AFP |
Kinh nghiệm trước kia của ASEAN trong ứng phó các đại dịch như SARS, tác động của dịch cúm gia cầm và cúm lợn, đã giúp khu vực này kích hoạt được các giao thức chống đỡ.
Năm 2020 chứng kiến các nước thành viên ASEAN phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các kế hoạch ứng phó với đại dịch Covid-19, giải quyết những thách thức kép: vừa chống dịch và giữ an toàn cho người dân, vừa nỗ lực duy trì và kích hoạt lại các hoạt động kinh doanh.
Giờ đây, Đông Nam Á đang sẵn sàng cho sự phục hồi kinh tế vào năm 2021 với việc tăng tốc triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19 và dần mở cửa nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ông Yasuyuki Sawada đánh giá: "Châu Á và khu vực Thái Bình Dương đang lấy lại đà phục hồi từ đại dịch Covid-19, dù con đường phục hồi vẫn chưa chắc chắn do xuất hiện những đợt tái bùng phát, biến thể mới của Covid-19, và việc triển khai tiêm phòng vaccine không đồng đều".
Trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (bản cập nhật vào tháng 7/2021), ADB dự báo Đông Nam Á sẽ tăng trưởng khoảng 4,0% trong năm 2021 từ mức suy giảm 4,0% trong năm 2020. Còn vào năm 2022, tăng trưởng của Đông Nam Á ước đạt 5,2%.
Năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch lên nền kinh tế toàn cầu, ASEAN vẫn đón dòng vốn đầu tư mới đạt 70 tỷ USD. Mặc dù con số này giảm 14% so với năm 2019, nhưng đây là dòng vốn FDI lớn nhất mà một khu vực thị trường mới nổi có thể đạt được, theo Báo cáo giám sát xu hướng đầu tư 2020 của UNCTAD.
Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN được thúc đẩy bởi những luồng đầu tư mạnh mẽ vào Singapore, Indonesia, và Việt Nam, khi 3 quốc gia này chiếm hơn 80% dòng vốn vào khu vực trong năm 2019, theo UNCTAD.
Trong đó, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có kết quả kinh tế khả quan trong năm 2020 với GDP tăng 2,91% và tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,5 tỷ USD.
Còn Philippines, quốc gia thường đón nhận lượng vốn FDI nhỏ hơn so với các thành viên khác, đã chứng kiến dòng vốn đầu tư tăng vọt gần 30% từ các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, và Singapore.
Nguyên nhân chính là sự kết hợp từ nhiều yếu tố, trong đó chi phí lao động tăng lên, những lo ngại về chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị đang thôi thúc các công ty đa quốc gia chuyển tỷ trọng sản xuất ngày càng lớn từ bên vào khu vực ASEAN.
Bên cạnh những ưu đãi dài hạn cho nhà đầu tư, các quốc gia thành viên ASEAN đang triển khai Cơ chế một cửa nhằm khơi thông các luồng thương mại và hàng hóa khi thông tin thương mại được xử lý qua các hệ thống máy tính liên kết. Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Lào cũng đang sử dụng Hệ thống quá cảnh hải quan trực tuyến ASEAN (ACTS) để theo dõi hàng hóa.
Ba xung lực để cất cánh
Triển vọng kinh tế của khu vực ASEAN được nâng cao hơn nữa sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết tại Hà Nội vào tháng 11/2020. Sau khi được phê chuẩn, hiệp định này sẽ liên kết ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand - một nhóm các quốc gia có tổng dân số 2,3 tỷ người - tham gia hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Thỏa thuận thương mại này chiếm tới 30% GDP toàn cầu và 28% thương mại thế giới. Các nước ASEAN dự kiến sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP, có khả năng lên tới 19 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030, theo dự báo của Viện Brookings.
RCEP cùng với Hiệp định CPTPP hứa hẹn tạo sự chuyển biến tích cực trong tiến bộ kinh tế toàn cầu và khu vực, đồng thời củng cố sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của các nước ASEAN trong dài hạn.
Ông Stuart Tait, Giám đốc khối ngân hàng thương mại của HSBC khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh giá thương mại, phát triển bền vững, và số hóa sẽ là những ưu tiên chính cần thúc đẩy khi ASEAN tiến vào một thế giới hậu Covid-19. Còn các doanh nghiệp phải nắm bắt được tình hình để gặt hái được những lợi ích từ sự hội nhập sâu rộng hơn của khu vực.
Bởi lẽ, thương mại, phát triển bền vững, và số hóa mở ra nhiều cơ hội để ASEAN khai thác tăng trưởng. Quy mô dân số của các nước ASEAN lên tới 642 triệu người, chiếm hơn 8% dân số thế giới. Với việc mở rộng kết nối số và số lượng người dùng điện thoại di động và internet ngày càng tăng, thương mại điện tử của khu vực ASEAN được dự báo sẽ tăng lên 88 tỷ USD vào năm 2025.
Đối với RCEP, ông Stuart Tait cho rằng hiệp định này mở rộng hơn nữa cánh cửa giao dịch cho Đông Nam Á. Theo đó, RCEP sẽ gia cố độ mở thương mại của ASEAN; giúp tăng cường kết nối của khu vực này với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, những cường quốc về công nghiệp ô tô, điện tử, dệt may; từ đó giúp ASEAN duy trì liên kết với các chuỗi cung ứng này.
Ngoài ra, RCEP cũng giúp thúc đẩy các cải cách quy định quan trọng của các nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực, từ lao động, tự do hóa đầu tư, an ninh mạng, dữ liệu xuyên biên giới và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đồng thời tinh gọn các thỏa thuận thương mại ưu đãi chồng chéo bằng cách thiết lập các quy tắc thương mại chung. Điều này sẽ giúp giảm chi phí thương mại cho các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mà hiểu biết sâu sắc về RCEP và tác động của hiệp định đối với thuế quan đối với từng nhóm hàng hóa và dịch vụ, có thể đánh giá lại chiến lược giá và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
Về xung lực từ chuyển đổi số, đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và tăng trưởng mới ở Đông Nam Á. Nhưng, chuyên gia HSBC cảnh báo, nếu không thống nhất được bộ tiêu chuẩn chung về xử lý dữ liệu và thương mại số nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu, tiềm năng đó có thể vẫn bị bỏ ngỏ.
Ông Stuart Tait cũng cho rằng khoảng trống phát triển trong kết nối số của ASEAN còn rất lớn. Một báo cáo mới đây của Bain & Company4 chỉ ra rằng kinh tế số sẽ đóng góp 7% GDP của ASEAN, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 16% và Mỹ là 35%. Báo cáo này khuyến nghị, việc khai thác kinh tế số để tạo sức mạnh, tăng tốc thương mại, và tăng trưởng nội khối có thể giúp GDP của ASEAN tăng thêm 1.000 tỷ USD vào năm 2025, bên cạnh những lợi ích đặc biệt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và phủ xanh khu vực cũng được kỳ vọng đưa tăng trưởng của ASEAN cất cánh. Tác động của Covid-19 đối với các hành vi xã hội, mô hình tiêu thụ và sử dụng năng lượng, đã tạo một bước ngoặt trong cách thức phát triển. Giữa những thay đổi đáng kể này, ASEAN đứng trước cơ hội chuyển hướng chi tiêu công và tư vào các kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng và năng lượng.
Nguồn tiền cần thiết để tạo ra thay đổi đáng kể về mặt cơ sở hạ tầng bền vững và phát triển xanh là rất lớn, đặc biệt là các lĩnh vực có thể góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính mức đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn cầu cần tới 6.000 - 8.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Thế nhưng, theo ước tính của HSBC, tổng đầu tư hiện tại chỉ đạt 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Trong khi đó, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững lại đang đối mặt với mối đe dọa môi trường. ASEAN có 5 trong số 20 thành phố trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, theo nghiên cứu của HSBC .
Do vậy, "hành động nhanh chóng là cần thiết trên tất cả các lĩnh vực: năng lượng, giao thông, các tòa nhà ở đô thị, công nghiệp, và đất đai", ông Stuart Tait khuyến nghị. Chuyên gia này cho rằng đây là những khó khăn lớn, nhưng thành công là trong tầm tay. Hy vọng cho tương lai của khu vực ASEAN nằm ở sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên, hành động như một tập thể hơn là sự tập hợp của các cấu phần.
-
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Châu Á gặp thách thức lớn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam