-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Thông qua những sự kiện hợp tác quốc tế, bà đánh giá như thế nào về vai trò công tác thông tin đối ngoại của ngành BHXH thời gian qua?
Với mục tiêu tiếp tục cụ thể hóa định hướng Chiến lược Phát triển ngành và hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Cải cách chính sách BHXH, góp phần xây dựng và phát triển ngành BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững, hiệu quả, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của BHXH Việt Nam thời gian qua đã có những bước tiến lớn cả về bề rộng lẫn chiều sâu và ngày càng đi vào thực chất.
Bên thềm Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á (ASSA) lần thứ 35, cũng là dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội và đánh dấu 20 năm Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam gia nhập tổ chức này, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh trao đổi về những dấu mốc và chặng đường chủ động hợp tác, hội nhập của ngành hơn 20 năm qua. |
Ngành BHXH đã tiếp tục triển khai linh hoạt, sáng tạo và kế thừa được những thành công trước đây, như: thu hút, vận động tài trợ quốc tế cho sự phát triển của ngành; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại; tăng cường đào tạo về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc, văn hóa ứng xử và đạo đức công vụ theo chuẩn mực quốc tế cho cán bộ ngành BHXH; tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, các hội thảo chuyên đề, giúp chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quốc tế trong nhiều lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng, hỗ trợ các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ như: dược, vật tư y tế; thanh tra, kiểm tra; giám định BHXH; quản lý tài chính, đầu tư quỹ...
Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam có kế hoạch gì nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của ngành, thưa bà?
. |
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của ngành, BHXH Việt Nam đã xây dựng và tích cực triển khai kế hoạch thông tin đối ngoại năm 2018 và kế hoạch thông tin đối ngoại trung hạn giai đoạn 2018-2020. Trong đó, hệ thống công chức, viên chức làm đầu mối công tác thông tin đối ngoại sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch thông tin đối ngoại của đơn vị và là đầu mối triển khai thực hiện một cách sáng tạo, đổi mới hoạt động thông tin đối ngoại tại BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trên cả nước
BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại của ngành, nhằm tối đa hóa hiệu quả thông tin, góp phần giúp BHXH Việt Nam vững bước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, ngành sẽ định hướng và tăng cường phối hợp hoạt động thông tin đối ngoại từ Trung ương đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, tin cậy và minh bạch.
Hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á (ASSA) được thành lập cách đây 20 năm, là một trong những tổ chức hàng đầu về an sinh xã hội trong khu vực. Xin bà cho biết mục đích và ý nghĩa của việc thành lập tổ chức này?
Trước xu thế tuổi thọ trung bình và dân số tăng nhanh trong khu vực Đông Nam Á, việc thành lập một tổ chức về an sinh xã hội được coi là giải pháp lâu dài, giúp các nước trao đổi quan điểm và kinh nghiệm về các vấn đề an sinh xã hội.
Do đó, năm 1998, ASSA đã được thành lập, với mục tiêu thúc đẩy phát triển an sinh xã hội trong khu vực phù hợp nguyện vọng, luật pháp và quy định của các nước thành viên. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự hợp tác khu vực trong mọi lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội; trao đổi kinh nghiệm và thông tin về an sinh xã hội; hợp tác với các tổ chức an sinh xã hội khác trong khu vực và trên thế giới; hợp tác bảo vệ, thúc đẩy và phát triển các chương trình an sinh xã hội thông qua đào tạo, hội thảo, tư vấn, đối thoại và các hoạt động khác.
Sau hai thập kỷ hình thành và phát triển, ASSA đã trở thành một diễn đàn hợp tác đa phương về an sinh xã hội hàng đầu khu vực, có vị thế và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới.
BHXH Việt Nam đã tham gia đồng hành cùng ASSA như thế nào, thưa bà?
Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam chính thức gia nhập ASSA từ năm 1998. Trong suốt quá trình đồng hành cùng ASSA, BHXH Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia trong mọi hoạt động của Hiệp hội, đóng góp vào việc xây dựng trụ cột Văn hóa - Xã hội của Cộng đồng ASEAN.
Tính đến Hội nghị lần này, BHXH Việt Nam đã 4 lần giữ chức Chủ tịch Hiệp hội và chủ trì tổ chức thành công 5 Hội nghị Ban Chấp hành ASSA vào các năm 1999, 2002, 2005, 2010 và 2018. Các hội nghị đều được tổ chức hiệu quả, tạo ấn tượng tốt đẹp với các tổ chức an sinh xã hội trên thế giới cũng như các thành viên của ASSA; góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Theo nguyên tắc luân phiên của ASSA, năm 2018, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018-2019, chủ trì tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành ASSA lần thứ 35 tại Việt Nam; đồng thời tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập ASSA. Đây là cơ hội để BHXH Việt Nam tiếp tục quảng bá hình ảnh, hội nhập và hợp tác quốc tế trong vấn đề an sinh xã hội cũng như khẳng định vị thế của Việt Nam trong các hoạt động tại khu vực ASEAN.
Việc tham gia vào ASSA đã mang lại những giá trị gì cho BHXH Việt Nam?
Thực tiễn 20 năm qua cho thấy, việc tham gia vào ASSA đã mang lại cho BHXH Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực, góp phần hoàn thiện hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế tại Việt Nam thông qua việc tiếp thu các kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong công tác quản lý và thực hiện chính sách tại các quốc gia có hệ thống an sinh xã hội phát triển cao trong khu vực.
Thông qua các kỳ Hội nghị ASSA, BHXH Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại, góp phần xây dựng, quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của ngành. Qua đó, học hỏi được những kinh nghiệm quốc tế, nhằm phát triển sự nghiệp an sinh xã hội bền vững, hiệu quả, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Việc tham gia ASSA cũng đã giúp BHXH Việt Nam đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của ngành, để đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao…
“Cơ hội và thách thức của các hệ thống an sinh xã hội khu vực ASEAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và tự do dịch chuyển lao động” là chủ đề của Hội nghị ASSA lần thứ 35. Bà nhận định thế nào về chủ đề này?
Hệ thống an sinh xã hội khu vực ASEAN đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, do tác động từ cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình tự do dịch chuyển lao động trong khu vực. Đối với Việt Nam, dự báo trong những năm tới, lực lượng lao động tăng bình quân hằng năm 1,28%, tương ứng 723.000 người/năm. Quy mô lực lượng lao động tăng từ 55,54 triệu người (năm 2016) lên 62 triệu người (năm 2025). Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, hằng năm, nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650.000 việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.
lTổng giám đốc BHXH Việt Nam bày tỏ niềm vinh dự và tự hào tiếp nhận chức Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018-2019 đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội với mong muốn cùng các tổ chức thành viên khác tiếp tục chung tay, góp sức xây dựng ngôi nhà chung ASSA ngày càng vững chắc và lớn mạnh hơn nữa trong nỗ lực và quyết tâm tạo dựng Cộng đồng an sinh xã hội đồng thuận và phát triển hài hòa vì lợi ích của người dân trong khu vực.
Tuy nhiên, cơ cấu lao động qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, chưa cân đối giữa các ngành đào tạo. Đáng lưu ý, lao động được đào tạo trong các ngành kỹ thuật - công nghệ chiếm tỷ trọng thấp, do không đáp ứng được về kỹ năng, sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tạo ra sức ép về việc làm. Điều này đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội quốc gia cần đào tạo mới, đào tạo lại, cung cấp các kỹ năng mới cho người lao động, để giảm áp lực lên hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
An sinh xã hội ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách, nhất là trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này không chỉ ở Việt Nam, mà còn xảy ra ở nhiều quốc gia khác. Chính vì vậy, với chủ đề “Cơ hội và thách thức của các hệ thống an sinh xã hội khu vực ASEAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và tự do dịch chuyển lao động”, ASSA 35 hứa hẹn sẽ mang tới nhiều chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia và tổ chức quốc tế.
Với cương vị là Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018-2019, BHXH Việt Nam sẽ đặt ra nhiệm vụ trọng tâm nào để cùng các tổ chức thành viên giải quyết tốt các thách thức, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trong tương lai?
Đứng trước những vấn đề như già hóa dân số, thiên tai thảm họa, nghèo đói, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng từ cách mạng công nghiệp 4.0… đòi hỏi các chương trình an sinh xã hội phải được hoàn thiện để đáp ứng với tình hình, tạo ra được hệ thống dịch vụ dễ tiếp cận đối với các nhóm lao động, nhóm dân cư, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương.
Xác định được những vấn đề và thách thức trên, BHXH Việt Nam cũng như các thành viên ASSA đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, gồm: thay đổi, điều chỉnh chính sách; nghiên cứu tổ chức lại hệ thống quản lý và phục vụ người dân; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dịch vụ; nỗ lực trong các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế, ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động; tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ và học hỏi từ các chuyên gia, đối tác và tổ chức quốc tế; đề xuất, kiến nghị các bộ, ban, ngành liên quan chú trọng đào tạo cho người lao động nâng cao khả năng thích ứng với nền kinh tế việc làm phi biên giới, gia nhập khu vực việc làm chính thức.
Đồng thời, BHXH Việt Nam sẽ chú trọng tổ chức điều phối, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng đối tượng và diện bao phủ với các tổ chức thành viên ASSA; nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ song phương, đa phương giữa các thành viên ASSA; tăng cường kết nối giữa các thành viên của ASSA với Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế (ISSA), nhằm mục tiêu phát triển an sinh xã hội bền vững, vì một tương lai tươi sáng cho mọi người dân.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025