Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bảo vệ quyền lợi cho dệt may, da giày xuất khẩu
Thế Hải - 09/12/2020 15:36
 
Vitas sẽ tiếp tục hợp tác với Liên minh các Hiệp hội, nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam để yêu cầu USTR không áp đặt thuế lên ngành dệt may và giày dép Việt Nam.
Hiệp hội dệt may và da giày VN kiến nghị Chính phủ bảo vệ quyền lợi trước nguy cơ bị áp thuế
Hiệp hội dệt may và da giày Việt Nam kiến nghị Chính phủ bảo vệ quyền lợi 2 ngành xuất khẩu lớn trước nguy cơ bị áp thuế

Liên minh hai Hiệp hội gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cùng Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam vừa có kiến nghị khẩn gởi Thủ tướng Chính phủ, về việc Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) khởi động điều tra theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ có thể mở đường cho việc áp các loại thuế trừng phạt mới đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam, trong đó có hàng dệt may và giày dép.

Đồng ký tên trong kiến nghị là chủ tịch Vitas, ông Vũ Đức Giang và ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso. Cả hai hiệp hội ngành hàng này hiện là nhà cung cấp hàng may mặc, giày dép lớn thứ hai vào Mỹ. 

Theo Liên minh Hiệp hội, sau khi nhận được thông tin trên, cả Vitas và Lefaso đã làm việc ngay với Hiệp hội Giày dép và may mặc Hoa Kỳ (AAFA), cùng Hiệp hội Phân phối bán lẻ giày dép Hoa Kỳ (FDRA) về việc này.

Với tầm quan trọng của nguồn cung giày dép và hàng may mặc từ Việt Nam, và theo xác nhận của Liên minh Hiệp hội,  AAFA và FDRA đều đã kiến nghị tới USTR cân nhắc để không gây thêm gián đoạn về chuỗi cung ứng.

AAFA cho rằng Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng đối với ngành công nghiệp may mặc, giày dép của Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp của Mỹ đang thực hiện chiến dịch đa dạng hóa và thoát ly Trung Quốc. 

Việc áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ gây ra sự gián đoạn vô cùng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến đầu tư và làm tăng giá, ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ, cũng như gia tăng chi phí cho chuỗi cung ứng hỗ trợ trực tiếp cho hàng triệu lao động Mỹ.

Ông Steve Lamaro Chủ tịch kiêm tổng giám đốc AAFA khẳng định, Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng đối với ngành công nghiệp may mặc, giày dép của Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp của Mỹ đang thực hiện chiến dịch đa dạng hóa và thoát ly Trung Quốc.

Theo AAFA, khi các thương hiệu nỗ lực để tái cấu trúc mô hình tìm nguồn cung ứng để bảo vệ người tiêu dùng Hoa Kỳ và người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi chi phí gia tăng do thuế quan và tuân thủ các chỉ thị của chính quyền về việc đa dạng hóa thị trường và rời xa Trung Quốc, rất nhiều trong số họ đã chọn Việt Nam là đối tác đáng tin câỵ

Vítas đã gửi nhiều văn bản tới Bộ Công Thương cũng như các bộ ngành liên quan, đặc biệt là với Thủ tướng Chính phủ trong ngày 3/12/2020 vừa qua để có hành động cấp chính phủ hỗ trợ đàm phán với phía Hoa Kỳ trong phiên điều trần dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 29/12/2020.

Trước đó, vào ngày 2/10/2020, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã  khởi động một cuộc điều tra theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ nhằm điều tra việc sử dụng gỗ được cho là khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp và thao túng tiền tệ của Việt Nam, một động thái có thể mở đường cho việc áp các loại thuế trừng phạt mới đối với hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Việt Nam trong đó có hàng dệt may và giày dép. 

Vitas đã và đang làm việc chặt chẽ cùng với các đối tác Hoa Kỳ đặc biệt là Hiệp hội May mặc và giày dép Hoa Kỳ (AAFA) và Hiệp hội Phân phối bán lẻ Giày dép Hoa Kỳ để có tiếng nói đại diện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ gửi tới USTR cũng như Tổng thống mới đắc cử Joseph R Biden. Cả hai Hiệp hội lớn của Hoa Kỳ, đại diện cho đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ đều phản đối việc áp thuế với Việt Nam.

Cả 2 hiệp hội cũng nhấn mạnh, những nguồn tin không đáng tin cậy đăng tải “Hoa Kỳ chắc chắn sẽ áp thuế lên hàng dệt may và giày dép Việt Nam ngày từ 01/01/2021” là hoàn toàn không chính xác. 

"Việc áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ gây ra sự gián đoạn vô cùng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến đầu tư và làm tăng giá, ảnh hưởng đến các hộ gia đình người lao động tại Hoa Kỳ và gia tăng chi phí cho chuỗi cung ứng", Vitas nêu quan điểm.

Mặt khác, những doanh nghiệp và những nhà đầu tư chuyển sang sản xuất tại Việt Nam hiện phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế. Đây không phải là lúc để áp đặt các chi phí mới đối với chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với những người tạo ra việc làm cho người lao động vẫn đang hồi phục sau tác động của đại dịch Covid-19.

Theo đó, Liên minh Hiệp hội đề nghị Chính phủ có những chỉ đạo chặt chẽ từ các Bộ, ngành liên quan với các hiệp hội ngành hàng, để có phương án tốt nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may và da giày trước nguy cơ thiệt hại nhiều mặt khi bị áp thuế.

Thủ tướng: Ngành dệt may phải tăng đầu tư dự án nguyên liệu, tận dụng hiệu quả FTA
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp dệt may phải đầu tư phát triển các dự án nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư