
-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
-
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan -
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
![]() |
Sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc đang bị điều tra chống bán phá giá |
Điều tra cáp thép, tháp điện gió nhập khẩu
Chỉ trong vòng 3 tháng, Việt Nam đã tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với 2 sản phẩm nhập khẩu.
Theo đó, Bộ Công thương ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc. Quyết định điều tra được ban hành căn cứ theo kết quả thẩm định đối với hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp bởi các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước gồm Công ty TNHH CS WIND Việt Nam và Công ty TNHH Năng lượng xanh và tái tạo Phương Nam.
Các doanh nghiệp cáo buộc sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Cách đây 2 tháng, Việt Nam cũng khởi xướng điều tra đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực được phân loại theo các mã HS: 7312.10.91 và 7312.10.99 từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.
Trong vụ việc này, ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, là nguyên nhân chính ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất cáp thép dự ứng lực của Việt Nam.
Việt Nam nằm trong top 15 nước bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất thế giới kể từ năm 1995 đến 2022, nhưng tính đến hết năm 2022, Bộ Công thương mới khởi xướng điều tra 25 vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.
Các mặt hàng điều tra gồm: sản phẩm kim loại cơ bản (nhôm, thép, vật liệu hàn), hóa chất và nhựa (sorbitol, sợi fiament, màng BOPP), vật liệu xây dựng (ván gỗ MDF, kính nổi), hàng tiêu dùng cơ bản (bột ngọt, đường mía, đường lỏng HFCS)…
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) lý giải, thực tế, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại mà Việt Nam điều tra và áp dụng được cơ quan này công bố có sự khác biệt cơ bản về phương pháp thống kê với số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cụ thể, Việt Nam thống kê theo vụ việc khởi xướng điều tra, còn các nước thống kê theo số quốc gia bị điều tra trong mỗi vụ việc. Chẳng hạn, khi Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm nào đó từ 3 quốc gia A, B, C, thì chúng ta chỉ thống kê là 1 vụ việc, nhưng theo cách thống kê của WTO thì được coi là 3 vụ việc. Tính theo cách thống kê của WTO, đến nay, Việt Nam đã điều tra hơn 50 vụ việc.
Việc khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phụ thuộc vào sự chủ động, hồ sơ yêu cầu của các hiệp hội, ngành sản xuất trong nước. Năm 2009, Việt Nam mới khởi xướng điều tra vụ việc đầu tiên, là vụ Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) nộp đơn yêu cầu Bộ công thương tiến hành điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu, trong khi Ấn Độ đã sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ năm 1995, Indonesia từ năm 1996.
Mặc dù, sau 7 tháng điều tra, Bộ Công thương kết luận, không áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu, bởi sự gia tăng nhập khẩu không phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Song đối với hoạt động thương mại quốc tế, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, bởi lần đầu tiên doanh nghiệp trong nước đã chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của WTO.
Giảm áp lực cạnh tranh không bình đẳng
Theo ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu được áp dụng thời gian qua đã bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và bảo vệ công ăn việc làm của hàng trăm ngàn lao động.
Nhờ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, từ đó tạo điều kiện phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại ổn định và sức chống chịu tốt hơn trước những tác động và cú sốc từ bên ngoài.
“Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng phòng vệ thương mại đối với các nguyên liệu cơ bản cũng giúp tăng khả năng tận dụng cam kết trong các FTA, đồng thời làm giảm nguy cơ Việt Nam bị nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do ta đã chủ động và bảo vệ được nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước”, ông Trung nhấn mạnh.
Ngành mía đường nội địa sau nhiều năm trầy trật cạnh tranh với đường Thái Lan đổ bộ bán phá giá, từ khi Bộ Công thương áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với các sản phẩm đường mía nhập khẩu 47,64%, sau đó áp dụng tiếp biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar, đã giúp các doanh nghiệp nội địa “dễ thở” hơn.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định: “Các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng cho ngành mía đường mang lại nhiều lợi ích, làm giảm tốc độ cạnh tranh không bình đẳng của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước, cứu hàng loạt nhà máy mía đường và ổn định sản xuất cho hàng triệu hộ nông dân trồng mía”.
Bảo hộ thương mại thông qua công cụ phòng vệ là giải pháp cần thiết, hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Khi hàng nhập khẩu chịu thuế suất cao thì giá của hàng hóa đó sẽ được bán với giá cao, khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu bị giảm xuống, giúp sản xuất trong nước thuận lợi hơn.

-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
-
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ
-
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh -
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan -
Công ty Điện lực Nghệ An nỗ lực tối đa trong cung ứng đủ điện năm 2025 -
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm -
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn