
-
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư -
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát
Mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn không còn là điều xa lạ với người dân Thủ đô, nhưng lần đầu trải nghiệm thế giới hàng tiêu dùng Nhật Bản và cung cách phục vụ tại dự án do chính người Nhật làm chủ đầu tư tại Hà Nội có thể vẫn là cảm giác được nhiều người chờ đợi.
Ông Yukio Konishi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Việt Nam đã không quên nhấn mạnh “giá trị cộng đồng và nhân văn” ở những nơi mà AEON đặt chân đến tại buổi họp báo giới thiệu Dự án Trung tâm thương mại AEON Mall Long Biên trước thời điểm chính thức mở cửa.
![]() |
Trung tâm thương mại AEON Mall Long Biên dự kiến khai trương vào ngày 28/10/2015 |
Theo ông Yukio Konishi, AEON Mall Long Biên sẽ cung cấp khoảng 72.000 m2 mặt bằng bán lẻ mới cho thị trường Hà Nội và theo thông tin do đơn vị này công bố thì có đến 98% diện tích của Dự án đã được lấp đầy.
Ông Oyama Nagahisa, Đại diện Tập đoàn AEON tại Việt Nam tự tin cho biết, Trung tâm thương mại AEON Mall luôn tạo khác biệt so với dự án của các nhà đầu tư khác. Đó là, hầu hết trung tâm mua sắm được đặt ở ngoại ô thành phố như một động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực mà AEON hiện diện. Bốn chức năng chính của mỗi trung tâm thương mại mà AEON Mall ưu tiên phát triển gồm: giải trí, cộng đồng, sinh thái và mua sắm.
“Không chỉ coi trung tâm mua sắm là một tập hợp các cửa hàng, AEON Mall còn xây dựng trung tâm mua sắm với mục đích biến các khu dân cư ở đó thành những khu đô thị đầy sức sống. Khách hàng sẽ có dịp trải nghiệm và kiểm chứng những điều mà AEON công bố tại AEON Mall Long Biên, dự kiến khai trương vào ngày 28/10/2015”, ông Nagahisa nói.
Tiếp sau AEON Mall, cũng trong quý IV/2015, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ tiếp tục chào đón 1 trung tâm mua sắm quy mô lớn khác tại Dự án Vincom Nguyễn Chí Thanh (54 - 56 Nguyễn Chí Thanh) do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư tại. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 65.000 m2.
Trong quý III/2015, phân khúc mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội cũng chào đón sự xuất hiện của 2 trung tâm thương mại mới, đó là các dự án The Yard và Creative City, với diện tích sàn lần lượt là 8.000 m2 và 17.400 m2. The Yard nằm ở số 67 - Phó Đức Chính (quận Ba Đình), còn Creative City nằm tại số 1 - Lương Yên (quận Hai Bà Trưng). Sự hiện diện của hàng loạt trung tâm thương mại mới khiến người ta đặt câu hỏi về khả năng thu hút khách mua sắm của các dự án này.
Trước đó, phân khúc mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đã chứng kiến sự chạy đua quyết liệt của các dự án quy mô lớn như Savico
Megamall tại quận Long Biên (60.000 m2), Keangnam Landmark Tower tại quận Nam Từ Liêm (hơn 50.000 m2), Indochina Plaza tại quận Cầu Giấy (32.600 m2), sảnh bán lẻ Hapulico Complex (hơn 36.000 m2) và Royal City (hơn 200.000 m2) tại quận Thanh Xuân, Times City tại quận Hai Bà Trưng (hơn 360.000 m2)… Khó khăn nhất trong việc thu hút khách thuê thuộc về các khối đế bán lẻ tại các dự án hỗn hợp quy mô lớn, như Golden Palace Mễ Trì, The HP Landmark (Hà Đông), CT2 Trung Văn (Nam Từ Liêm)… khi diện tích cho thuê còn bỏ trống rất lớn.
Thông tin về mặt bằng bán lẻ, báo cáo thị trường bất động sản quý III/2015 của Savills Việt Nam cho biết, công suất thuê toàn thị trường đạt 87%, tăng 3% so với quý trước đó và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015. Các cửa hàng bách hóa có công suất cho thuê tăng 5,9% so với quý II/2015, tiếp theo là trung tâm mua sắm (tăng 2,5%) và khối đế bán lẻ tại các tòa cao ốc (tăng 0,5% so với quý trước).
Trước đó, CBRE Việt Nam cũng cho biết, quý III/2015, tỷ lệ trống của toàn thị trường bán lẻ có sự giảm nhẹ, từ 15,5% trong quý II/2015 còn 15,2% trong quý III/2015. Tỷ lệ trống tăng tại khu vực trung tâm, giảm tại khu vực ngoài trung tâm. Giá thuê của các dự án cũ giữ mức tương đối ổn định, trong khi hai dự án mới có giá thấp hơn so với mức trung bình thị trường. Giá thuê bình quân của khu vực trung tâm và ngoài trung tâm giảm lần lượt 3,1% và 0,9% so với quý trước đó. Các ngành hàng ẩm thực, quần áo, giày dép, đồng hồ, túi và phụ kiện đang thu hút được nhiều khách thuê nhất trong phân khúc này.
Có thể nhận thấy, sự xuất hiện của những dự án quy mô lớn và cách thức kinh doanh độc đáo, phân khúc bán lẻ đang chạy đua quyết liệt để giành khách hàng.
-
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Zen Harmony - Lựa chọn chiến lược của giới đầu tư trên vành đai kinh tế Bắc Bộ -
Bất động sản Nam Sài Gòn "tăng nhiệt" với lễ khởi công Essensia Parkway -
Ô nhiễm không khí trầm trọng, người dân Thủ đô tìm “lối thoát” cho sức khỏe -
C-Holdings ra mắt Quỹ trợ giá FIT FUND, tiếp sức người trẻ mua nhà -
BlueGem Tower cất nóc, cơ hội sở hữu căn hộ 3 - 4 phòng ngủ giá hợp lý tại Hà Nội -
Số phận tòa nhà phủ kính vàng bóng loáng tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000