-
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng nguyên nhân chính của việc vốn đổ bộ vào ngành bất động sản TP.HCM giảm sút là do từ năm 2018, TP.HCM siết cấp phép dự án mới. |
Bất động sản không còn hot
Theo số liệu của UBND TP.HCM, 2 tháng đầu năm 2019, Thành phố thu hút được 1,02 tỷ USD vốn FDI, bằng 94,7% so với cùng kỳ, trong đó, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nhiều nhất (22,1%); tiếp theo là hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 21,1%); công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 17,2%); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (chiếm 13,5%)…
Điều đáng nói là, nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước đổ vào bất động sản cũng giảm sút. Doanh nghiệp thành lập mới ngành bất động sản cùng kỳ năm 2018 chiếm 7,7%, nhưng 2 tháng đầu năm 2019, doanh nghiệp thành lập mới ngành này chiếm 6,6%. Đối với vốn đăng ký mới, năm 2018, ngành bất động sản đứng đầu với trên 30%, thì 2 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 25,5%.
Xu hướng giảm còn tiếp tục?
Theo giới phân tích, việc dòng vốn đổ vào bất động sản giảm đã được dự báo trước. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, từ năm 2018, TP.HCM siết cấp phép dự án mới. Đây là nguyên nhân chính của việc vốn đổ bộ vào ngành bất động sản giảm sút.
Cụ thể, theo ông Châu, năm 2018 có hơn 120 dự án xin cấp phép, nhưng chỉ có 77 dự án được chấp thuận, với 28.316 căn nhà. So với năm 2017, đã giảm 18 dự án với 16.675 căn nhà. Thêm vào đó, Thanh tra Chính phủ và TP.HCM đang tiến hành thanh tra 90 dự án bất động sản liên quan tới quỹ đất định giá chưa đúng với giá trị thực của thị trường. Điều này góp phần làm thị trường địa ốc Thành phố trầm lắng.
Việc quy hoạch, định hình lại thị trường, cũng như vướng mắc về thủ tục hành chính trong cấp phép dự án cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của UBND TP.HCM quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, hay việc dừng cấp phép các dự án có loại hình căn hộ officetel, cũng như ngừng sang nhượng, cấp phép dự án mới đã khiến thị trường bất động sản TP.HCM hạ nhiệt.
“Việc dừng cấp phép sẽ còn kéo dài trong năm 2019, chính vì vậy, dòng vốn đổ vào thị trường này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới”, ông Châu dự báo.
Bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land nhận xét, với chính sách hiện nay, thị trường địa ốc sẽ tiếp tục gặp khó trong việc huy động vốn.
“Cơ chế thay đổi quy hoạch trong dự án hiện quá nhiêu khê và chậm. Có dự án từng được TP.HCM cấp phép 10 năm trước, nhưng chủ đầu tư không thực hiện, giờ được một doanh nghiệp khác mua lại. Để phù hợp với nhu cầu thị trường, doanh nghiệp xin thay đổi thiết thế căn hộ, thiết kế dự án. Nhưng để xin thay đổi, thì doanh nghiệp phải làm lại toàn bộ thủ tục mới và mất thời gian trên 1 năm. Điều này khiến doanh nghiệp e ngại”, bà Hương nói.
Theo đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc dòng vốn đổ vào bất động sản giảm sút, sẽ tạo thêm gánh nặng về thu ngân sách cho TP.HCM trong năm 2019, nhất là khi chỉ tiêu mà Trung ương giao cho Thành phố tăng thu thêm 10%.
Các khó khăn của thị trường bất động sản sẽ được giải quyết
Tại cuộc họp tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM 2 tháng đầu năm 2019, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, năm 2019, các khó khăn của thị trường bất động sản sẽ dần được giải quyết.
Mới đây, UBND TP.HCM thông báo đã có 5 doanh nghiệp nộp hồ sơ đấu thầu phát triển Dự án Khu đô thị bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) trong năm 2019, hay việc UBND TP.HCM đã ra quyết định chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đô thị. Dự kiến nguồn thu ngân sách sẽ có thêm khoảng 1,5 triệu tỷ đồng trong năm 2019.
-
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng -
Sun City được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản 10.540 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức -
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường -
Giải mã sức hút shophouse Nghi Sơn Central Park
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử