-
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm -
Đất đấu giá Thanh Oai “hạ sốt” nhưng giá trúng vẫn lên tới 90 triệu đồng/m2
Sau đây là tổng hợp các tin tức bất động sản nổi bật trong tuần.
Nguồn cung bất động sản hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩm
Sáng ngày 28/10, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Ảnh: Quốc hội |
Theo báo cáo giám sát, thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2015-2023 được chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn 2015 - 2021: Thị trường bất động sản phát triển sôi động, mạnh mẽ với nhiều loại hình bất động sản, nhiều nguồn cung, hình thành nhiều đô thị mới, có nhiều loại hình bất động sản mới như: căn hộ du lịch (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel)…
Tuy nhiên, một phần các dự án bất động sản trong giai đoạn này là dự án được đầu tư từ giai đoạn trước. Cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý, mất cân đối cung - cầu, chủ yếu hướng tới phân khúc cao cấp, mục tiêu đầu tư tài chính, ít sản phẩm phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân. Một số dự án gặp vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là cấp giấy chứng nhận cho người dân.
Ở cuối giai đoạn này, gần như tất cả loại hình bất động sản du lịch, lưu trú đều gặp vướng mắc pháp lý, một phần do chưa có đầy đủ quy định pháp luật điều chỉnh, một phần do quá trình tổ chức thực hiện pháp luật còn có nhiều hạn chế.
Giai đoạn 2022 - 2023: Thị trường bất động sản suy giảm, hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn do những tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2015 - 2021 được bộc lộ dưới áp lực của dịch COVID-19.
Giai đoạn này, nguồn cung bất động sản hạn chế hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập của đa số người dân. Tại Hà Nội và TP.HCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
Đặc biệt, số lượng lớn dự án bất động sản nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ, chậm triển khai, bị đình trệ, trong khi nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư vào các dự án là rất lớn, gây lãng phí về đất đai và nguồn vốn và làm gia tăng khó khăn và tăng chi phí cho chủ đầu tư, tăng giá bán sản phẩm.
Bộ Xây dựng: Chung cư tăng giá 35 - 40%, gần như không còn căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Khi câu chuyện giá nhà ở vẫn chưa hết “nóng”trên nghị trường Quốc hội, Bộ Xây dựng mới đây đã công bố thêm báo cáo thị trường bất động sản quý III/2024 và nêu rõ đà tăng giá “phi mã" của phân khúc chung cư.
Theo đó, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Đặc biệt, trên thị trường sơ cấp, mặt bằng giá đã tăng khoảng 4 - 6% theo quý và 22 - 25% theo năm. Thậm chí, một số khu vực còn ghi nhận tăng cục bộ lên tới 35 - 40% so với quý trước.
Các căn hộ chung cư mới tại Hà Nội đa phần nằm trong phân khúc trung và cao cấp. Ảnh: Thanh Vũ |
“Phân khúc căn hộ chung cư bình dân, có mức giá bán dưới 25 triệu đồng/m2 gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán”, Bộ Xây dựng kết luận trong báo cáo.
Để dẫn chứng cho nhận định trên, Bộ đã điểm qua giá bán của một số dự án tại Thủ đô. Chẳng hạn như phân khu The Zurich thuộc Vinhomes Ocean Park (huyện Gia Lâm), mức giá ở mức 46 - 55 triệu đồng/m2. Với phân khu The Sapphire tại Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm), mức giá dao động khoảng 47 - 61 triệu đồng/m2.
Tiếp đến, dự án Lumi Prestige (quận Nam Từ Liêm) có giá lên tới 69 triệu đồng/m2. The Ninety Complex (quận Đống Đa) - một dự án căn hộ dịch vụ có thời hạn 50 năm - cũng có giá chạm mức 60 - 75 triệu đồng/m2. Chưa dừng lại ở đó, dự án Viha Complex (quận Thanh Xuân) còn có giá lên đến 75 - 97,2 triệu đồng/m2.
“Nguyên nhân tăng giá bất động sản trong thời gian qua phần lớn do tác động bởi một số yếu tố như việc biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai; sản phẩm nhà ở giá bình dân không đủ nguồn cung cho nhu cầu của thị trường”, Bộ Xây dựng lý giải về đà tăng giá của căn hộ chung cư.
Giá nhà ở tăng cao không phải vì môi giới “bơm thổi"
Mới đây, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức họp báo với chủ đề “Thực hư chuyện môi giới bất động sản đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường”. Theo đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS đã khẳng định, môi giới viên địa ốc không phải là nguyên nhân chính khiến giá nhà bị đẩy lên trong thời gian qua.
“Quyết định giá bán bất động sản là quyền của chủ đầu tư, nhà phát triển. Môi giới bất viên không được phép tham gia. Họ được tiếp cận bảng giá của chủ đầu tư gần như cùng lúc với khách hàng/nhà đầu tư”, phía VAR nhận định.
Môi giới viên cũng mong muốn giá nhà "hạ nhiệt" để sớm chốt được giao dịch. Ảnh: Dũng Minh |
Thậm chí, ông Đính còn nhấn mạnh rằng, giá nhà ở càng cao, môi giới viên càng gặp khó khăn trong việc bán hàng. Hơn ai hết, các môi giới chính là người mong muốn giá bán bất động sản ở mức phù hợp nhất. Có như vậy, việc bán hàng mới trở nên thuận lợi, người làm nghề môi giới mới có cơ hội nhận hoa hồng.
Theo ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes khẳng định, xu hướng tăng giá bất động sản là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc giá tăng trưởng mạnh trong thời gian rất ngắn là điều bất bình thường. Việc quy chụp hoàn toàn nguyên nhân do môi giới viên là bất hợp lý.
“Hơn thế nữa, môi giới bất động sản là đối tượng không mong muốn giá nhà tăng nhất. Bởi khi chủ đầu tư bán giá cao, cơ hội chốt khách sẽ khó khăn hơn, môi giới sẽ vất vả hơn, nhưng thực tế phần phí cho môi giới họ nhận về vẫn không thay đổi”, ông Chung bình luận.
Dưới góc nhìn của bà Hồ Thị Thu Mai, Giám đốc Nhà ở ngay, do nhu cầu về nhà ở không được thị trường sơ cấp đáp ứng nên giá nhà ở thứ cấp đã đồng loạt tăng lên. Phía chủ đầu tư dự án sơ cấp lại căn cứ vào mức giá thứ cấp và nhu cầu mua nhà để ở của người dân để xác định giá bán. Do đó, giá nhà sơ cấp cũng vì vậy mà tăng lên.
Hà Nội dự kiến giữ mức trần giá dịch vụ chung cư tối đa là 16.500 đồng/m2/tháng
UBND TP. Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Quyết định ban hành công bố khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn thành phố.
Theo đó, với nhà chung cư không có thang máy, mức giá dịch vụ tối thiểu là 700 đồng/m2/tháng, tối đa là 5.000 đồng/m2/tháng. Với nhà chung cư có thang máy, dự kiến quy định mức giá dịch vụ tối thiểu 1.200 đồng/m2/tháng; tối đa 16.500 đồng/m2/tháng.
Mức giá trên chưa tính đến các khoản thu được từ kinh doanh dịch vụ của nhà chung cư; chưa bao gồm các dịch vụ cao cấp như tắm hơi, bể bơi, truyền hình cáp, internet hoặc các dịch vụ cao cấp khác.
Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội chỉ từ 48.000 đồng/m2/tháng
Theo dự thảo Quyết định về việc ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không sử dụng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn TP. Hà Nội, khung giá thuê được đề xuất như sau.
Khung giá thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội thấp hơn so với TP.HCM. Ảnh: Thanh Vũ |
Tòa nhà ở xã hội có chiều cao dưới 10 tầng, giá thuê sẽ từ 48.000 - 96.000 đồng/m2/tháng.
Tòa nhà ở xã hội có chiều cao từ 10 - 20 tầng, mức giá thuê từ 49.000 - 98.000 đồng/m2/ tháng.
Tòa nhà ở xã hội sở hữu chiều cao từ 20 - 30 tầng, giá thuê từ 73.000 - 146.000 đồng/m2/tháng.
Toà nhà ở xã hội có chiều cao từ 30 tầng trở lên có mức giá thuê từ 99.000 - 198.000 đồng/m2/tháng.
Mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng; chi phí bảo trì công trình; giá dịch vụ quản lý vận hành; chi phí mua sắm trang thiết bị nội thất, đồ dùng sinh hoạt trong nhà ở xã hội; chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ; chi phí trông giữ xe; nước sinh hoạt; dịch vụ truyền hình, thù lao cho ban quản trị và chi phí dịch vụ khác…
TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã ký ban hành Quyết định số 83/2024 về quy định việc xác định các khu vực chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố.
TP.HCM đã chính thức cấm phân lô bán nền tại 5 huyện ngoại thành. Ảnh: Lê Toàn |
Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên toàn địa bàn thành phố không được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở.
Chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có mục tiêu tái định cư bằng nền đất tại khu vực xã, thị trấn, huyện của thành phố, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Khoản 1, 2 Điều 45 Luật Đất đai 2024. Chủ đầu tư được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có mục tiêu tái định cư bằng nền đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.
TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2
Ngày 31/10, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 100/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP.HCM. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế cho quyết định số 60/2017 của UBND Thành phố quy định diện tích tối thiểu được tách thửa.
Cụ thể, đối với thửa đất ở khu vực 1 gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú diện tích tối thiểu để tách thửa là 36 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 3 m.
TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở là 36 m2 cho các quận trung tâm, và 80 m2 áp dụng cho các huyện ngoại thành. Ảnh: Lê Toàn |
Khu vực 2 gồm các quận 7, 12, Bình Tân, TP.Thủ Đức và thị trấn các huyện diện tích tối thiểu là 50 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4 m.
Khu vực 3 gồm các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn) có diện tích tối thiểu là 80 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5 m.
Đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất trồng cây hằng năm, đất nông nghiệp khác là 500 m2. Đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung là 1.000 m2.
Về điều kiện được tách thửa, việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 220 Luật Đất đai. Theo đó, đất tách thửa, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước,….
Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất để làm lối đi thì lối đi đó do các bên thỏa thuận và UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức có trách nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương xem xét lối đi do các bên thỏa thuận có đảm bảo về công tác phòng cháy chữa cháy, về hệ thống cấp thoát nước, điện để có ý kiến chấp thuận trước khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất.
Phần diện tích đất được xác định làm lối đi sử dụng cho nhiều thửa đất (từ 2 thửa đất trở lên) thì được chuyển sang hình thức sử dụng chung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Quyết định này áp dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục về tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật.
Đà Nẵng “chốt” giá thuê nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành khung giá thuê nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Theo đó, đối với nhà ở xã hội theo dự án được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn, khung giá thuê thấp nhất là chung cư dưới 5 tầng (không có tầng hầm) với mức cho thuê tối đa là 88.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu là 57.000 đồng/m2/tháng.
Khung giá cho thuê cao nhất là chung cư từ 24 tầng đến dưới hoặc bằng 30 tầng (2 tầng hầm) với mức cho thuê tối đa là 165.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu là 104.000 đồng/m2/tháng.
Đối với khung giá cho thuê nhà ở xã hội do cá nhân tự đầu tư xây dựng, Đà Nẵng quy định nhà ở riêng lẻ (1 tầng, căn hộ khép kín, kết cấu tường gạch chịu lực, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ) có giá cho thuê tối đa là 58.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu là 39.000 đồng/m2/tháng
Nhà ở riêng lẻ (từ 2 đến 3 tầng, kết cấu chịu lực bê tông cốt thép; tường bao xây gạch; sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ, không có tầng hầm) có giá cho thuê tối đa 88.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu 61.000 đồng/m2/tháng.
Nhà ở riêng lẻ (từ 4 đến 5 tầng, kết cấu chịu lực bê tông cốt thép; tường bao xây gạch; sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ, không có tầng hầm) có giá cho thuê tối đa 96.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu 66.000 đồng/m2/tháng (đối với diện tích xây dựng dưới 50 m2) và tối đa 75.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu 51.000 đồng/m2/tháng (đối với diện tích xây dựng từ 180m2 trở lên).
Đối với khung giá thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, khung giá cho thuê thấp nhất là chung cư dưới 5 tầng (không có tầng hầm) với giá cho thuê tối đa là 84.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu là 54.000 đồng/m2/tháng.
Mức cho thuê cao nhất là chung cư từ dưới 24 tầng đến lớn hơn hoặc bằng 30 tầng (2 tầng hầm) với giá cho thuê cao nhất là 158.000 đồng/m2/tháng, thấp nhất là 100.000 đồng/m2/tháng.
-
Sức hút khó cưỡng từ Phoylicia City : An cư lý tưởng, đầu tư thịnh vượng, tích sản truyền đời -
Chính thức giới thiệu Masteri Grand Avenue - dự án thuộc bộ sưu tập Masteri Collection tại Vinhomes Global Gate -
Bình Thuận quy hoạch 48,39 ha đất tuyến đường Võ Nguyên Giáp để đấu giá -
CapitaLand Development "bắt tay" hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương xây dự án 18.000 tỷ đồng -
Danko City tung chính sách bán hàng "khủng" cuối năm -
Căn hộ hàng hiếm SAM Towers Đà Nẵng, tinh hoa sông Hàn -
Bền vững trong bất động sản, xu hướng tất yếu của thị trường
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"