
-
Khi các “ông lớn” bất động sản kêu cứu - Bài 2: Tê liệt vì chờ rà soát pháp lý
-
CEO Cushman & Wakefield Việt Nam: Bất động sản công nghiệp hấp dẫn nhất năm 2022
-
Chủ tịch Shinec Phạm Hồng Điệp: Chờ đợi sự thay đổi tích cực, nhanh hơn ở chính sách bất động sản công nghiệp
-
Toàn cảnh Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2022 -
Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Những xu hướng mới sẽ được hình thành -
Bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều triển vọng đón dòng vốn mới -
Khai mạc Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2022
![]() |
Cengroup cần phải chứng minh năng lực khi chuyển mình từ đơn vị phân phối thuần túy, thành chủ đầu dự án. Ảnh: Nguyên Minh |
Tuy nhiên, với không ít đơn vị, đó là cuộc chơi mạo hiểm khi họ là những “tay chơi” mới có tiềm lực tài chính không quá dồi dào.
Vốn là một doanh nghiệp chuyên về bê tông và thi công xây dựng, CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) nhảy sang lĩnh vực bất động sản bằng việc đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại Hà Đông là Dự án nhà ở xã hội Ngô Thì Nhậm và Dự án Kiến Hưng.
Thành công của hai dự án này đã đặt nền móng cho Xuân Mai trong lĩnh vực bất động sản. Thế nhưng, đến khi thực hiện dự án nhà thương mại Xuân Mai Tower Hà Đông, thị trường rơi vào suy thoái, Công ty đã gặp không ít khó khăn khi bước chân sang lãnh địa này.
Mặc dù vậy, năm 2015, sau khi cơ bản hoàn thành Dự án Xuân Mai Tower, doanh nghiệp này đã âm thầm thâu tóm hàng loạt dự án tiềm năng để triển khai.
Cụ thể, Xuân Mai Corp triển khai hàng loạt cao ốc trên phần đất mua lại quyền sử dụng của Nam Cường - vốn là một tên tuổi lớn đang lùi vào dĩ vãng - tại Khu đô thị Dương Nội với tên gọi Xuân Mai Park State Dương Nội. Đến nay, đã có 2 tòa chung cư được hoàn thiện và bàn giao, trong khi 2 tòa khác đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Mới đây, công ty này được cho đã mua lại Dự án Mễ Trì Plaza, thuộc Khu đô thị mới Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, do Tổng công ty Truyền thông thông tin Emico làm chủ đầu tư. Dự án này gồm 2 tòa tháp cao 18 tầng, thuộc phân khúc căn hộ tầm trung.
Ngoài các dự án trên, Xuân Mai Corp cũng được cho đã thâu tóm ô đất tại vị trí 150 đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, Hà Đông và triển khai dự án chung cư Xuân Mai Riverside. Dự án này cũng đã được chủ đầu tư định hướng theo phân khúc căn hộ tầm trung và đang được giới thiệu ra ngoài thị trường.
Hải Phát không phải là một cái tên mới trên thị trường địa ốc, nhưng gần đây có những bước đi khá lạ. Doanh nghiệp này đã trải qua một thời gian khó đến mức phải cam tâm chuyển nhượng khu đất vàng tại 36 Phạm Hùng cho FLC Group để trang trải hoạt động. Tuy nhiên, gần đây, Hải Phát lại trở thành bên chủ động trong cuộc chơi M&A.
Tại Dự án đầy tai tiếng Usilk City của Sông Đà Thăng Long, năm 2014, Hải Phát đã mua lại tòa CT2-105 và xây dựng tiến độ ngạc nhiên - 5 ngày/sàn. Đến nay, dự án này đã xây đến tầng 14 và dự kiến cất nóc vào 15/12/2016 trong khi 12 đơn nguyên còn lại của Usilk City vẫn là những cọc sắt hoen gỉ.
Ngày 19/3 vừa rồi, trong một động thái bất ngờ, Hải Phát và Sông Đà Thăng Long đã đạt được thỏa thuận chuyển nhượng tiếp tòa nhà CT1-104. Giá chuyển nhượng không được hai bên tiết lộ, song 100% ý kiến của khách hàng tại cuộc gặp ba bên đều thống nhất chuyển mọi nghĩa vụ, quyền lợi tại tòa nhà này sang Hải Phát, bởi họ hiểu rằng, chuyển nhượng dự án là lối thoát duy nhất với các số tiền họ đã đóng, nếu không thì “trạng chết chúa cũng băng hà”.
Mới đây, Cengroup đã thâu tóm 3 tòa tháp (trong tổng số 5 tòa) tại Dự án Khu đô thị mới FLC Garden City Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do FLC Group làm chủ đầu tư.
Ngoài thâu tóm 3 tòa chung cư tại Dự án FLC Garden City, được biết, Cengroup cũng đã thâu tóm thành công một dự án chung cư khác trên đường Lê Văn Lương. Tuy nhiên, những thông tin về thương vụ này vẫn chưa được Cengroup công bố…
Mặc dù đã từng tham gia làm chủ đầu tư tại một phần Dự án Khu đô thị Dương Nội của Nam Cường trước đó, Cengroup vẫn thường được biết đến là một doanh nghiệp có “sở trường” về nghề môi giới. Họ sẽ phải mất rất nhiều công sức để chứng minh năng lực thực sự của mình trong việc vươn tới đẳng cấp một chủ đầu tư chuyên nghiệp.
Cũng theo trào lưu “lên đời” đó, mới đây Sàn giao dịch Hoàng Vương trong nhiều thông điệp đưa ra tại các đợt mở bán Dự án Hà Nội Landmark 51 tại Hà Đông, đã giới thiệu mình như một đơn vị đồng chủ đầu tư dự án này. Và theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, đúng là Sàn giao dịch Hoàng Vương đã đầu tư một số tiền không nhỏ để cùng chủ đầu tư thực hiện Dự án Hà Nội Landmark 51.
Mô hình góp vốn để trở thành “đồng chủ đầu tư” cũng đang được nhiều đơn vị phân phối thực hiện để có được những sản phẩm mở bán độc quyền. Tuy nhiên, nếu không “liệu cơm gắp mắm”, khi thị trường diễn biến xấu, rất có thể sẽ xuất hiện những nghịch cảnh “con chuột đi tha con mèo”!?.

-
Ra mắt The Beverly Solari - Dự án căn hộ cuối cùng tại Vinhomes Grand Park -
Đề xuất đưa KCN Tam Thăng mở rộng ra khỏi Quy hoạch Dự trữ khoáng sản quốc gia -
Công bố điều chỉnh quy hoạch phát triển chung TP. Chí Linh đến năm 2040 -
Long An có thêm 2 dự án hạ tầng khu công nghiệp tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng -
The Sapphire Mansions: Kế cận vịnh biển, tâm điểm tinh hoa -
Miền Trung - Điểm đến mới của các nhà đầu tư bất động sản -
Không hình thành khu du lịch tại 2 bãi đỗ xe Prenn và Đarahoa ở Lâm Đồng
-
Nhiều khách sạn, trụ sở công ty “mọc” trái quy hoạch trên đất quốc phòng ở Khánh Hòa
-
Công ty cổ phần thương mại và sản xuất đá Quảng Nam thi công trái phép
-
Quảng Ngãi: Xử phạt Công ty cổ phần xây dựng đô thị và khu công nghiệp 120 triệu đồng
-
Chiếm đất ở lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3, hai cá nhân bị phạt 500 triệu đồng
-
Nền kinh tế Cộng đồng Sáng tạo: Muốn đi xa thì đi cùng nhau
-
Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Cần cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam
-
Meey Map hỗ trợ giải bài toán nhiễu thông tin theo quy hoạch
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop