
-
Gam màu sáng - tối trên thị trường địa ốc TP.HCM
-
Bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi chậm
-
Hưng Yên sẽ có khu đô thị gần 35.000 tỷ đồng; Giá thuê đất tại TP.HCM tăng đột biến
-
Gia Lai sẽ có thêm 618 căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành cuối năm nay -
Chiến lược của Cen Land trong “cuộc chơi mới” của thị trường bất động sản -
Hành trình “chấp bút” xây dựng Đề án Trung tâm giao dịch bất động sản do Nhà nước quản lý -
Bất động sản Hải Phòng có xu hướng đi lên trong nửa đầu năm 2025
ông Hà Nghiệm - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Đại Việt (Đại Việt Group) phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Quang Hưng |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Hà Nghiệm - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Đại Việt (Đại Việt Group) – cơ quan chủ quản của trang thông tin tổng hợp batdongsan.com.vn), đây là hội thảo chuyên đề mang đến cho khách mời không chỉ cái nhìn toàn cảnh về thị trường bất động sản trong năm 2015 mà sâu hơn thế, các chuyên gia sẽ phân tích yếu tố tác động từ thực tế thị trường để đưa ra những dự báo cụ thể và khách quan về xu hướng của thị trường bất động sản trong năm 2016.
Xuất hiện trở lại sau 1 thời gian dài lặng lẽ quan sát thị trường, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng, năm 2016, thị trường tiếp tục chuyển biến tích cực. Dấu hiệu phát triển của thị trường nhà ở thể hiện ở các điểm như: tổng dư nợ tín dụng bất động sản năm 2015 lên đến 342.000 tỷ đồng, trong đó phân khúc nhà ở chiếm đến 39%; lượng tồn kho giảm mạnh trên từng phân khúc, đặc biêt tại Hà Nội và Tp.HCM.
GS.TS Đặng Hùng Võ (bên trái) xuất hiện trở lại sau 1 thời gian dài lặng lẽ quan sát thị trường bất động sản. Bên cạnh GS.TS Đặng Hùng Võ là TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế của Ngân hàng BIDV Ảnh: Quang Hưng |
Tuy nhiên, theo GS.TS Đặng Hùng Võ vẫn cần có sự nỗ lực của cơ quan nhà nước để khắc phục các nhược điểm của thị trường bất động sản như: cần đa dạng hóa sản phẩm, bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản; giảm lãi suất thêm nữa khi hiện nay trên thế giới lãi suất của các nước đã giảm nhiều; xem xét, “cởi trói” cho các dự án bất động sản thế chấp ở ngân hàng nước ngoài để vay vốn, vì các ngân hàng này có nguồn vốn trung hạn và dài hạn rất lớn, giá rẻ hơn các ngân hàng trong nước.
Trong khi đó, dưới góc độ tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu và TS. Cấn Văn Lực cho rằng, chuyển biến của kinh tế thế giới và xu hướng hợp tác Quốc tế có sẽ có những tác động quan trọng tới thị trường bất động sản Việt Nam, bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực vẫn chiếm ưu thế. Tiêu biểu như vừa qua đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được công nhận vào rổ tiền tệ IMF, việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng, giảm lãi suất tiền gửi USD, cấm găm giữ ngoại tệ, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát…. Nhìn chung, người dân và doanh nghiệp sẽ lấy tiền đồng đầu tư vào bất động sản vì đây là kênh đầu tư hấp dẫn hiện nay nếu như các doanh nghiệp và nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội và có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Hội thảo cũng có sự hiện diện của nhiều chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực bất động sản như ông Nguyễn Mạnh Hà (thứ 2 từ phải qua) - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), ông Nguyễn Văn Đính (ngoài cùng, bên phải) - Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam... |
Bàn về vấn đề giải pháp chính sách, ông Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng cho biết, hiện các Nghị định và Thông tư hướng dẫn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hoặc đang trình Chính phủ, Bộ Xây dựng, dự kiến sẽ thông qua trong tháng 12/2015. Do vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn để thích ứng với sự thay đổi của chính sách nhằm tận dụng tối đa cơ chế mở cửa của Nhà nước.
... và nhiều doanh nghiệp trong, ngoài nước. |
Đặc biệt, chia sẻ về cơ hội của thị trường BĐS Việt Nam năm 2016, ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Singapore, cho biết, khi Việt Nam mở cửa cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được nhiều loại hình nhà đầu tư đến Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư Singapore. Họ tới Việt Nam để mua nhà cũng như tham gia vào các liên doanh để phát triển các dự án BĐS thương mại, thậm chí là các dự án khách sạn. Hiện trong tổng số 10 doanh nghiệp lớn của Singapore đầu tư vào Việt Nam thì có đến 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như Mapletree, Captial Land, Keppel Land, Vietnam Singapore Industrial Park, Sembcrop.
-
TP.HCM thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản để chống đầu cơ thao túng giá -
20.284 căn nhà ở xã hội được hoàn thành trong năm 2024 -
Huyện Đông Anh có thêm 5.100 m2 đất đấu giá, liệu giá trúng có lập đỉnh? -
Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm -
Năm 2025, đất nền có theo đà “thắng lớn” như 2024 -
Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồng -
Nhiều doanh nghiệp bất động sản báo lãi kỷ lục nhờ bàn giao các dự án trọng điểm
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Vehere công bố phiên bản v1.8.1 hướng tới các chuyên gia phân tích bảo mật
-
Envision Energy hợp tác với FERA Australia phát triển dự án điện gió công suất 1 GW
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Midea Building Technologies tổ chức Hội nghị TRUE lần thứ 4
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo