-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai -
10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
Sau thời gian dài tạm ngưng, công trường dự án bắt đầu nhộn nhịp trở lại -
Điều chỉnh giá đất chưa ảnh hưởng đến doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu trong ngắn hạn -
Keppel bán vốn trị giá 8.500 tỷ đồng tại dự án Saigon Sports City và Saigon Centre -
An Giang: Lượng giao dịch bất động sản thấp -
Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024
Nhiều dự án hạ tầng quan trọng bị chậm tiến độ do vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. |
Thi công cầm chừng
Trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh lân cận, tình trạng nhiều dự án hạ tầng quan trọng bị chậm tiến độ do vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng đang trở thành vấn đề rất quan ngại.
Đơn cử, Dự án Kè bờ sông Cái (Biên Hòa, Đồng Nai) với mục tiêu xây dựng mới kè bờ sông bảo vệ, chống sạt lở, ổn định hạ tầng, chỉnh trang đô thị... đã được khởi động từ tháng 5/2018 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019, nhưng đến nay, công trường thi công vẫn còn ngổn ngang.
Ghi nhận từ thực địa của phóng viên Báo Đầu tư, ngoài một số đoạn cọc kè bê tông được các đơn vị thi công đóng ven sông Cái đoạn thuộc địa phận phường Tân Mai, thì suốt tuyến Dự án vẫn còn khá nhiều nhà dân chưa thể giải tỏa, nên các công trình trên mái kè chưa hề khởi động.
Ông Trần Văn Thanh, Phó giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai (đại diện chủ đầu tư) cho biết, nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ là do không có mặt bằng thi công, nhà thầu đành phải thi công theo kiểu xôi đỗ: có mặt bằng đến đâu, thì thi công đến đó.
Theo ông Thanh, để có mặt bằng thi công, Ban đã phối hợp các cơ quan liên quan đi vận động từng hộ dân. Thực hiện song song với công tác hoàn thiện thủ tục giải phóng mặt bằng, điểm nào người dân đồng ý, thì nhà thầu đưa máy móc và vật liệu tới thi công. Khó khăn nhất trong giải phóng mặt bằng dự án là không bố trí được đất tái định cư cho người dân.
Dự án trên không phải trường hợp cá biệt tại Đồng Nai. Nhiều dự án lớn như đường vào Cảng Phước An, tuyến thoát nước Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, nâng cấp mở rộng đường 319, nút giao Dầu Giây... cũng vướng khâu giải phóng mặt bằng, khiến tiến độ xây dựng kéo dài nhiều năm.
Tại TP.HCM, tình trạng thiếu mặt bằng thi công còn gay gắt hơn, khi hàng chục dự án lớn đang chậm tiến độ vì lý do này. Tâm điểm phải kể đến những gói thầu của dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa trên sông Sài Gòn. Mặc dù đang trong giai đoạn xây dựng, nhưng do khó khăn về giải phóng mặt bằng, nên việc thi công của nhiều nhà thầu hầu như ngừng triển khai.
Cụ thể, Dự án Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - Đoạn 2 được chia thành 2 gói thầu. Trong đó, gói thầu xây dựng công trình phần dưới nước (thảm đá) có giá trị xây lắp hơn 76 tỷ đồng do liên danh Công ty CP Tập đoàn Anh Vinh - Công ty CP Xây dựng đê kè và Phát triển nông thôn Hải Dương thi công, dù đã thi công được 95% giá trị gói thầu, nhưng hạng mục thảm đá gần bờ và nạo vét chưa thể tiếp tục do không có mặt bằng. Với gói thầu xây dựng công trình phần trên cạn, tình hình còn thê thảm hơn, khi sau nhiều tháng chỉ thực hiện được 26% khối lượng, cũng vì vướng mặt bằng.
Tình cảnh “ngồi chơi xơi nước” vì thiếu mặt bằng thi công không phải chuyện hiếm gặp tại dự án kè Thanh Đa. Nhiều gói thầu khác cũng kẹt mặt bằng như toàn bộ gói thầu đoạn 4 (sông Sài Gòn - Khu biệt thự Lý Hoàng đến Nhà thờ La San Mai Thôn); 2 gói thầu khác thuộc đoạn 3 (Bình Quới, Cây Bàng, Rạch Chùa) khởi công từ năm 2016, song tới nay vẫn chưa thể về đích đúng hẹn vì vướng khoảng 300 m chưa giải phóng được.
È cổ chịu hệ lụy
Với chủ đầu tư, chậm tiến độ giải ngân dự án sẽ làm giảm hiệu quả vốn đầu tư và nhiều khả năng khiến vốn đầu tư cho công trình, dự án bị đội lên. Đối với nhà thầu, thi công bị ngừng trệ do chậm giải phóng mặt bằng sẽ khiến vừa thiệt hại do nhân công, thiết bị ngồi chờ việc, lại có thể bị vuột mất cơ hội dự thầu những dự án khác.
Đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Anh Vinh (nhà thầu tham gia nhiều gói thầu Dự án kè Thanh Đa) cho phóng viên Báo Đầu tư biết, nhà thầu này đã tập kết đầy đủ máy móc, thiết bị và nhân lực thi công theo đúng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, song vì thiếu mặt bằng, nên việc thi công bị chững lại, cộng thêm phải thường xuyên thi công trong điều kiện mặt bằng manh mún, phát sinh nhiều chi phí.
“Vấn đề đói mặt bằng thi công tại các dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ toàn dự án, mà gây thiệt hại trực tiếp tới nhà thầu vì máy móc, thiết bị và con người bị “đắp chiếu” chờ việc. Mọi phương án thi công, biểu đồ tiến độ được thiết lập trong hồ sơ dự thầu bị phá sản đã làm phát sinh rất nhiều chi phí”, vị đại diện nhà thầu Tập đoàn Anh Vinh nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, có 4 nhà thầu thi công Dự án bờ sông Cái (TP. Biên Hoà) bao gồm: Công ty CP Trung Hoa (gói thầu số 7); liên danh Công ty TNHH Xây dựng kỹ thuật Đồng Nai - Công ty CP Minh Anh (gói thầu số 8); Công ty TNHH Hùng Vương (gói thầu số 9); Tổng công ty CC1 (gói thầu số 10) đang gánh chịu nhiều khó khăn khi tiến độ toàn Dự án bị chậm. Ông Trần Văn Thanh nhận xét thêm, các nhà thầu đã quá mệt mỏi, khi kéo xà lan lớn tập kết tại công trường, nhưng chỉ làm có vài ba chục mét kè, rồi lại dừng chờ, nhỡ nhàng cả ca máy lẫn nhân công.
Theo quy định của pháp luật về xây dựng và đấu thầu, dự án được mời thầu, khởi công khi chuẩn bị đủ mặt bằng; nhân sự và thiết bị đang tham gia gói thầu này thì không được dự thầu gói thầu khác đang mời thầu. Như vậy, có thể nhận định, các nhà thầu đang mắc kẹt tại các dự án chậm tiến độ vì lý do thiếu mặt bằng đang gánh trên vai nỗi thiệt… được nhân đôi!
“Đa phần các hợp đồng xây lắp là trọn gói và theo đơn giá cố định, nên chúng tôi chỉ còn cánh bươn mình ra chịu trận, thua lỗ đang là kịch bản hiễn hữu. Chúng tôi đang bị chôn chân tại các gói thầu chậm tiến độ và không thể đem nguồn lực thiết bị, con người tham gia dự thầu ở dự án khác theo luật định”, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Anh Vinh nói.
-
Vẫn còn cơ hội sở hữu bất động sản với giá hợp lý -
Tập đoàn của ông Donald Trump muốn đầu tư tại Hưng Yên; Hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản -
Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng, dự báo bùng nổ trong năm 2025 -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam toan tính cho quý IV/2024 -
Ban hành Nghị định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất -
Bộ Xây dựng: Nhiều chung cư cũ nứt, nghiêng sau bão Yagi -
Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố”
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024