-
Đã hết thời “hoang mang” tìm nhà, ứng dụng này sẽ giúp bạn tự tin hơn -
Bảng giá đất mới khiến nhà đầu tư “đau đầu” -
Kinh doanh địa ốc tìm cách giảm giá nhà -
Năm 2024, TP.HCM có 17 dự án bất động sản được chấp thuận chủ trương đầu tư -
Quảng Ngãi rà soát khu đô thị chưa bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội -
Hà Nội đốc thúc gỡ vướng khu đất “Cao Xà Lá” -
Thủ tục vẫn là rào cản với người mua nhà ở xã hội
Căn hộ tập thể tiện mà... bất tiện |
Mua nhà cũ… mong nhà mới
Trong khi Chủ tịch TP.Hà Nội từng ví von “cải tạo các chung cư cũ như húc đầu vào đá”, các doanh nghiệp từng có ý định tham gia vào chương trình cải tạo, xây mới các khu tập thể cũ ngao ngán vì không thể thỏa thuận được với cư dân về quyền lợi thì vẫn xuất hiện một thị trường mua bán các căn hộ tập thể cũ.
Khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản thời gian qua cho thấy, bất chấp thị trường bất động sản nói chung dao động lên xuống, các căn hộ tập thể thường có mức giá khá ổn định. Người mua và người bán thường là những người trung tuổi, thích sự yên tĩnh và muốn ở khu vực trung tâm.
Bên cạnh đó, nhiều người mua căn hộ tập thể cho biết ở đây họ không phải mất các khoản phí dịch vụ. Ngoài ra, nhiều người kỳ vọng việc mua căn hộ tập thể cũ sau này sẽ được hưởng mức đền bù hấp dẫn khi có chương trình cải tạo của Nhà nước.
Đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, hầu hết các khu tập thể có tuổi đời 40 - 50 năm trở lên như Thành Công, Nghĩa Tân, Thanh Xuân… đều nằm ở lõi đô thị, được hưởng sẵn các hạ tầng xã hội, văn hóa, dịch vụ lâu đời của đô thị. Mặt khác, về chủ trương của Nhà nước, đến một ngày nào đó các khu tập thể này sẽ được cải tạo, đập đi xây lại và những cư dân ở đây sẽ được ở nhà mới với hệ số từ 1,5 đến 2 lần diện tích căn hộ cũ.
Tiện mà… bất tiện
Sau gần 10 năm lên Thủ đô lập nghiệp, chị Nhung quê ở Nghệ An mua được căn hộ tập thể 40 m2 ở Khu tập thể 8/3 với giá hơn 1 tỷ đồng từ giữa năm 2018. Chị chia sẻ, số tiền đó mà mua chung cư ở khu trung tâm thì rất khó, nên gia đình chọn phương án mua nhà tập thể để tiện công việc và học hành của bọn trẻ. Đồng thời, đợi ngày cải tạo sẽ được nhận nhà mới.
Căn hộ của chị Nhung diện tích sổ đỏ chỉ hơn 20 m2 nhưng được lấn thêm ra lối đi chung hơn chục mét vuông, đồng thời chủ trước lao dầm sắt ra khoảng không làm thêm “một phòng” chừng gần 10 m2 nữa.
“Hai đứa trẻ con ở phòng ấy nhiều lúc nhìn ru rú như cái chuồng chim, nhưng ở đây được cái tiện học hành, rồi chợ búa ngay phía dưới nên sinh hoạt gia đình cũng ổn”, chị Nhung cho biết.
Tuy nhiên, đó chỉ là cảm nhận ban đầu. Sau khi về ở chị mới thấy trăm thứ bất tiện. Trời nắng thì như nung, đến khi mưa nước đổ xuống mái tôn rầm rầm không sao chịu được. Chưa kể căn hộ đã xuống cấp, đục phá nham nhở nên gia đình bên cạnh nói chuyện vừa phải cũng nghe thấy hết.
“Thời gian trước có người của phường đến đây khảo sát bảo chuẩn bị xây mới, cũng đã họp dân rồi nhưng nhiều người dân ở đây đòi quyền lợi nhiều quá nên họ không làm nữa”, chị Nhung ngao ngán nói.
Cũng mua một căn hộ tập thể cũ, anh Hùng ở Nghĩa Tân tính rằng khu nhà này ở khu vực trung tâm, thuộc các tuyến phố lớn nên rất thuận tiện cho việc đi lại, các hộ dân được cấp hộ khẩu nên con nhỏ được học đúng tuyến ở những trường tốt…
Tuy nhiên, khi về đây ở anh mới biết có không ít bất cập khi ở các khu tập thể cũ bởi các căn nhà đều được xây cách đây 30 - 40 năm, tình trạng chung là xập xệ, xuống cấp và nguy cơ mất an toàn rất cao, lối đi nhỏ, thậm chí có những khu rất tối tăm, ẩm thấp, khả năng cải tạo cũng chưa thấy đâu.
“Ở đây tiện nhưng nhiều thứ cũng rất… bất tiện”, anh Hùng kế luận.
Nói về việc mua căn hộ tập thể cũ, luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng, mỗi người sẽ tùy thuộc và nhu cầu và khả năng tài chính của mình mà “liệu cơm gắp mắm”. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu mua nhà tập thể cũ, người dân nên tìm hiểu thêm về vấn đề pháp lý, tránh việc giao dịch chỉ có giấy viết tay khiến dễ rơi vào tranh chấp, thậm chí mất hoàn toàn quyền lợi đối với nơi ở mình đã mua.
“Không nên có tâm lý mua nhà tập thể để chờ đợi được đền bù, ở nhà mới khi khu nhà được xây lại, nhưng chờ đợi như vậy rất mệt mỏi”, luật sư Nguyễn Anh Tuấn nói.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, để thực hiện cải tạo loại nhà ở tập thể, chung cư cũ là rất khó khăn. Trong mấy năm trở lại đây, mặc dù có chủ trương, nhưng theo thống kê của TP. Hà Nội, đến nay mới chỉ có 1% nhà được cải tạo và còn 99% vẫn đang vướng mắc về quy định pháp luật và lợi ích của người dân, nhà đầu tư.
“Do đó, người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền mua loại sản phẩm này, vì không biết khi nào mới có nhà mới và những diện tích cơi nới là hoàn toàn sai với quy định của pháp luật”, ông Đính cho hay.
-
Thừa Thiên Huế quy hoạch khu du lịch ven biển Lộc Bình rộng gần 330 ha -
ThaiSquare The Merit “toạ độ vàng” tại trung tâm TP.HCM -
Thành phố Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án khu dân cư, khu tái định cư -
Cyoung Việt Nam là chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Tây Bắc hơn 91 ha -
Dự án khu dân cư 7 năm làm không xong: Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi chỉ ra sai phạm -
Mô hình khu phố thương mại lần đầu tiên hiện diện tại Móng Cái -
Giá trị vô hạn của mô hình nhà phố độc đáo tại Vinhomes Global Gate
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
2 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
3 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
4 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
5 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025
- XCMG ra mắt chứng nhận thiết bị đã qua sử dụng
- TPIsoftware ra mắt GreenSwift tại Việt Nam với dự án thí điểm nhằm thúc đẩy chuyển đổi ESG
- Huawei Cloud được Gartner® Magic Quadrant™ vinh danh là công ty tiềm năng nổi bật với công nghệ Cloud DBMS
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000